Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Nnghiên cứu khoa học_HIV/AIDS

 Tô Văn Lành, PGĐ Trung tâm Y tế Cái Nước
TÓM  TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm HIV/AIDS là một thảm họa về sức khỏe của thế kỷ XX – XXI, hậu quả nghiêm trọng của HIV/AIDS là ngoài việc cướp đi cuộc sống của con người, còn làm bại hoại cả xã hội, một cộng đồng dân cư hay một nền văn hóa nào đó. Để ngăn chặn sự lan truyền HIV trong cộng đồng, cần có sự tuyên truyền, giáo dục đúng mức và hướng tới nhiều người, đặc biệt lứa tuổi học sinh trong tình hình địa phương hiện nay
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp các em học sinh theo bộ câu hỏi được soạn sẵn.
Kết quả nghiên cứu: Về kiến thức, thái độ và hành vi: Tlhc sinh có kiến thc chung đúng về phòng lây nhiễm HIV/AIDS là 85,4%, có thái độ và hành vi đúng là 81,8%; Về công tác truyền thông: nhận được thông tin về phòng chống HIV/AIDS 94,1%; Về mối liên quan: có mối liên quan chặt chẽ giữa yếu tố truyền thông với kiến thức, thái độ và hành vi của các em học sinh về phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
Kết luận: Kiến thức, thái độ, hành vi và mối liên quan của học sinh tương đối cao; có mối liên quan chặt chẽ giữa yếu tố truyền thông với kiến thức, thái độ và hành vi của các em học sinh về phòng lây nhiễm HIV/AIDS
ĐẶT  VẤN  ĐỀ
Nhiễm HIV/AIDS là một thảm họa về sức khỏe của thế kỷ XX – XXI, hậu quả nghiêm trọng của HIV/AIDS là ngoài việc cướp đi cuộc sống của con người, còn làm bại hoại cả xã hội, một cộng đồng dân cư hay một nền văn hóa nào đó [3].
Để ngăn chặn sự lan truyền HIV cần làm cho mọi người hiểu đúng về bệnh và có thái độ tích cực phòng bệnh trong chương trình vì sức khỏe cộng đồng cả nước nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này và tự mình có thể tránh nguy cơ bị lây nhiễm. Đặc biệt là cần phải tuyên truyền, giáo dục cho giới trẻ về các biện pháp phòng chống HIV/AIDS, vì hiện nay thực trạng về sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh AIDS vẫn cò hạn chế [3].
Tính đến nay đã có khoảng 60 triệu người trên hành tinh đã nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu người đã chết do các bệnh có liên quan đến AIDS. Việt Nam gần 200 ngàn người nhiễm HIV và trên 50 ngàn trường hợp tử vong, Cà Mau tổng số trường hợp nhiễm HIV phát hiện trên 3 ngàn người và có trên 200 trường hợp tử vong, huyện Cái Nước có 128 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 40 người chuyển sang giai đọan AIDS và có 12 trường hợp tử vong. Hơn nữa, huyện Cái Nước với đặc điểm là một huyện có trục giao thông quốc lộ 1 A nối dài và có nhiều tụ điểm ăn chơi, nhà nghỉ mới nỗi, một số tệ nạn ma tuý, mại dâm dưới những hình thức trá hình vẫn còn tồn tại; mặt khác trình độ dân trí một bộ phận người dân vẫn còn thấp, ý thức phòng bệnh chưa cao. Tuy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về HIV/AIDS trong tỉnh, nhưng tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi của học sinh phổ thông trung học về phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện Cái Nước hiện nay là rất cần thiết, từ đó góp phần định hướng cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống HIV/AIDS hiệu qủa trên địa bàn trong thời gian tới [1], [2], [3], [4].

Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi và mối liên quan của học sinh phổ thông trung học tại huyện Cái Nước về phòng lây nhiễm HIV/AIDS năm 2012
ĐỐI  TƯỢNG - PHƯƠNG  PHÁP  NGHIÊN  CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Các trường Trung học phổ thông (THPT) thuộc huyện Cái Nước năm học 2012 - 2013
Đối tượng nghiên cứu: học sinh
Cỡ mẫu: 390 người
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp các em học sinh theo bộ câu hỏi được soạn sẵn. Để thu thập số liệu chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, gồm 3 bước: bước 1 chọn điểm trường (trong huyện có 3 điểm trường THPT nên chúng tôi chọn hết 3 điểm trường); bước 2 lập danh sách tất cả các em học sinh của 03 điểm trường; bước 3 chọn đối tượng bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống
Xử l‎‎ý và phân tích dữ liệu
Sau khi điều tra trực tiếp đối tượng trên, dữ liệu sẽ được làm sạch. Các phiếu điều tra không hợp lệ sẽ bị loại ra, sau đó nhập và phân tích dữ liệu bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0
KẾT  QUẢ  VÀ  BÀN  LUẬN
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Học sinh đi học ở các xã nhiều hơn ở thị trấn (73,8% - 26,2%); khối lớp 10 chiếm nhiều nhất 49%, khối lớp 11 và khối lớp 12 có tỷ lệ tương đương (25,4; 25,6); đối tượng nam và nữ trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ tương đương nhau (52,1 - 47,9); nơi ở đi học của đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở gia đinh (70%); học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình không nghèo, có đủ điều kiện học tập chiếm 92,6%; trong đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn có nhiều người yêu chiếm 75,4% và số học sinh có kết quả học tập kém chiếm 2,8%.
Truyền thông vê phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Học sinh trong nghiên cứu đa số nhận được thông tin về phòng chống HIV/AIDS (94,1%). Nhận thông tin từ sách, báo, tivi, truyền thanh, phát thanh chiếm tỷ lệ cao nhất (40,5%); đặc biệt nhận thông tin từ cán bộ y tế chiếm tỷ lệ khá thấp (2,5%)
Kiến thức về phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Bảng 1: Tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng
Nhận xét: Học sinh hiểu biết về HIV/AIDS (78,2%), hiểu biết về đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV(94,4%), hiểu biết về vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh HIV/AIDS (91,8%), đặc biệt hiểu biết về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS chiếm tỉ lệ khá cao (99,7%). Tuy nhiên vẫn còn một số kiến thức hiểu biết về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS còn thấp như hiểu biết về ngày Quốc tế phòng, chống HIV/AIDS (69,7%); hiểu biết về các giai đoạn nhiễm HIV/AIDS (46,9).
Thái độ và hành vi về phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Bảng 2: Tỉ lệ học sinh có thái độ và hành vi đúng
Nhận xét: Tỉ lệ học sinh có thái độ và hành vi chung đúng về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ tương đối cao (81,8%), đặc biệt 6 câu hỏi về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS khi hỏi đối tượng nghiên cứu đều có thái độ và hành vi đúng đạt trên 92%
Mối liên quan đến kiến thức về VSATTP
Bảng 3: Mối liên quan giữa đặc điểm dân số xã hội với kiến thức, thái độ và hành vi chung
Nhận xét: Qua kết quả nghiên cứu, cho chúng ta thấy đặc điểm các yếu tố cá nhân của học sinh không có mối liên quan với kiến thức, thái độ và hành vi chung về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, hay nói cách khác là chưa có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (p> 0,05) 
Bảng 4: Mối liên quan giữa truyền thông chung với kiến thức về ngày phòng chống HIV/AIDS và phân biệt đối xử
Nhận xét: Có mối liên quan chặt chẽ giữa nghe truyền thông chung và kiến thức về ngày phòng chống HIV/AIDS và sự phân biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu về phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Hay nói cách khác là có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa nghe truyền thông chung và kiến thức về ngày phòng chống HIV/AIDS và sự phân biệt đối xử của học sinh về phòng lây nhiễm HIV/AIDS (< 0,05).
Bảng 5: Mối liên quan giữa giữa truyền thông chung và kiến thức chung của học sinh
Nhận xét: Có mối liên quan chặt chẽ giữa nghe truyền thông chung và kiến thức chung của học sinh về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, học sinh nghe truyền thông chung có kiến tốt về phòng lây nhiễm HIV/AIDS cao gấp 4,7 lần so học sinh chưa nghe truyền thông (OR= 4,72; p< 0,05).
Bảng 6: Mối liên quan giữa truyền thông với thái độ và hành vi chung của đối tượng nghiên cứu về phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Nhận xét: Có mối liên quan chặt chẽ giữa nghe truyền thông chung với thái độ và hành vi chung của học sinh về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Hay nói cách khác là có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa nghe truyền thông chung với thái độ và hành vi chung của học sinh về phòng lây nhiễm HIV/AIDS, học sinh nghe truyền thông có thái độ và hành vi tốt về phòng lây nhiễm HIV/AIDS cao gấp 3,8 lần so học sinh chưa nghe truyền thông (OR= 3,85; p< 0,05).
Bảng 7: Mối liên quan giữa kiến thức chung với thái độ và hành vi chung
Nhận xét: Có mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức chung với thái độ và hành vi chung của học sinh về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Học sinh có kiến thức tốt có thái độ và hành vi tốt về phòng lây nhiễm HIV/AIDS cao gấp 9,6 lần so học sinh có kiến thức không tốt (OR= 9,64; p< 0,05).
KẾT  LUẬN
Tlhc sinh có kiến thc chung về phòng lây nhiễm HIV/AIDS là tương đối cao (85,4%), đặc biệt là đối tượng nghiên cứu trlời đúng từng loi kiến thc chiếm tỷ lệ >95%. Tuy nhiên tlhọc sinh có kiến thức đầy đủ các giai đoạn về bệnh HIV/AIDS đạt còn thấp (46,9%); tlhc sinh có thái độ và hành vi chung về phòng lây nhiễm HIV/AIDS cũng tương đối cao (81,8%), khi hỏi cụ thể về phòng lây nhiễm HIV/AIDS học sinh có thái độ và hành vi đúng chiếm tỷ lệ > 92%; đa số học sinh được tiếp cận truyền thông về phòng lây nhiễm HIV/AIDS (94,1%) và chủ yếu nhận thông tin từ sách, báo, tivi, truyền thanh, phát thanh chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên tiếp cận thông tin từ cán bộ y tế và trường học chiếm tỷ lệ còn khá thấp (2,5%).
Những học sinh có tỷ lệ kiến thức đúng sẽ có thái độ và hành vi đúng về phòng lây nhiễm HIV/AIDS gấp 9 lần những học sinh không có kiến thức chung đúng và trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa yếu tố truyền thông chung với kiến thức, thái độ và hành vi chung của học sinh về phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ học sinh nhận được thông tin truyền thông có kiến thức, thái độ và hành vi chung đúng gấp 3 lần những học sinh không nhận được truyền thông; nguồn thông tin từ sách, báo, tivi, truyền thanh, phát thanh là nguồn thông tin phổ biến nhất mà học sinh thu nhận được về phòng lây nhiễm HIV/AIDS; học sinh nhận thông tin từ cán bộ y tế và trường học còn rất thấp. Do vậy, thời gian tới ngành Y tế cần phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường tổ chức thực hiện thường xuyên công tác truyền thông về phòng lây nhiễm HIV/AIDS, tổ chức các buổi nói chuyện mang hình thức diễn đàn, những cuộc thi về HIV/AIDS hay những buổi văn nghệ với chủ đề về phòng lây nhiễm HIV/AIDS
KIẾN NGHỊ
Tăng cường công tác truyền thông, cần ưu tiên về thời điểm, thời lượng, phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình, dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về PC HIV/AIDS, chuyển tải các thông điệp truyền thông đến người dân, đặc biệt đối tượng học sinh phổ thông trung học trong tình hình hiện nay
Các cấp các ngành cần quan tâm đến các hoạt động truyền thông trực tiếp, vì nguồn thông tin này cũng đã thu hút được đông đảo mọi người quan tâm, đặc biệt cán bộ Y tế, đồng đẳng viên … thực hiện qua các đợt “Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, “Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS”…         
Ngành Y tế cần phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục học sinh, tổ chức sinh hoạt dưới cờ, tọa đàm, thi tìm hiểu về phòng lây nhiễm HIV/AIDS, để các em có được kiến thức cơ bản về phòng lây nhiễm HIV/AIDS, từ đó các em học sinh có thái độ và hành vi tốt, góp phần đẩy lùi bệnh dịch HIV/AIDS trong thời gian tới.
CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài chúng tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu lãnh đạo Trung tâm Y tế, các thầy cô và các em học sinh Trường THPT Cái Nước, Nguyễn Mai, Phú Hưng thuộc huyện Cái Nước. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô và các em học sinh đã nhiệt tình trả lời đầy đủ các câu hỏi đặt ra và xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên hoàn thành đề tài. Kính chúc quý thầy cô, các em học sinh quý cơ quan, gia đình và bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công mọi lĩnh vực
TÀI  LIỆU  THAM  KHẢO
1. Bộ Y tế (2008), Chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 14-34
2. Bộ Y tế (2008), Báo cáo Quốc gia lần thứ ba về việc thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS (giai đoạn 1/2006-12/2007), Hà Nội, tr 8.
3. Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam-Bộ Y tế, Chăm sóc HIV/AIDS tại cộng đồng, nhà xuất bản Hà Nội, năm 2007, tr 6-11

4. Trung tâm Y tế Cái Nước (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2009. Tài liệu Hội nghị 01/2010