Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Báo cáo tham luận ấp không có lăng quăng tại huyện Cái Nước


BÁO CÁO THAM LUẬN
Ấp không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết
huyện Cái Nước năm 2012
 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây tình hình mắc/chết do SXH gia tăng và diễn biến phức tạp trên địa bàn huyện, đặc biệt trong năm 2011 toàn huyện có 1.042 trường hợp mắc và có 01 ca tử vong, mặc dù chương trình phòng chống SXH được các cấp, các ngành hết sức quan tâm và tích cực tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống, trong đó chiến lược chủ yếu là diệt véc tơ truyền bệnh thông qua hoạt động của mạng lưới cộng tác viên và chiến dịch diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng. Từ năm 2000, mô hình chiến dịch diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng đã làm giảm chỉ số véc tơ ở cộng đồng rất nhiều. Tuy nhiên mô hình này chỉ có tác dụng làm giảm chỉ số véc tơ trong thời gian ngắn, không có tính bền vững. Từ đó đơn vị chúng tôi xây dựng Mô hình ấp không có lăng, không có SXH tại cộng đồng, với mục tiêu duy trì bền vững hộ gia đình không có lăng quăng và không có bệnh SXH
II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN
          1. Công tác triển khai
          - Chọn 2 ấp thực hiện thí điểm thực hiện mô hình ấp không có lăng quăng, không có SXH (ấp Tân Hòa, xã Tân Hưng; ấp Mỹ Điền xã Đông Thới)
          - Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Mô hình ấp không có lăng, không có SXH tại cộng đồng
          - Quyết định thành lập Đội xung kích, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ổ dịch và thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh SXH từ huyện đến xã, ấp, lực lượng y tế làm nòng cốt tham mưu các cấp lãnh đạo tổ chức thực hiện. Tại ấp, trưởng ấp làm đội trưởng, công an, đoàn thanh niên, phụ nữ, các tổ trưởng tổ tự quản, nhân viên, cộng tác viên y tế và những gia đình văn hóa tiêu biểu làm thành viên (tổng số thành viên từ 12-16 người)
          - Đội xung kích được chia thành từng nhóm nhỏ (khoảng 2-3 người/nhóm, mỗi nhóm thực hiện kiểm tra, giám sát 20-30 hộ và mỗi người phụ trách khoảng 10-15 hộ gia đình), có bảng phân công cụ thể từng thành viên phụ trách từng hộ gia đình
          2. Tổ chức thực hiện
- Họp triển khai tổ chức thực hiện (địa điểm tại 2 ấp thực hiện mô hình, thành phần mời gồm đại diện lãnh đạo UBND, các ban, ngành, đoàn thể xã và các thành viên đội xung kích cùng tham dự)
          - Tổ chức tập huấn cho các thành viên trong đội về bệnh SXH, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ổ dịch và công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng
          - Sau khi các thành viên nắm vững kiến thức về bệnh SXH, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ổ dịch, trên cơ sở những hộ được phân công phụ trách, tiến hành đi kiểm tra, giám sát và tuyên truyền vận động nhân thực hiện tốt công tác phòng chống SXH và đặc biệt quan tâm đến công tác diệt lăng quăng tại hộ gia đình
          - Trang bị đầy đủ các vật tư y tế, sẵn sàng xử lý và dập dịch ngay khi có ca bệnh đầu tiên
          - Chuẩn bị đầy đủ các tờ rơi, áp phích và các phương tiện khác nếu có để tuyên truyền trong nhân dân
          3. Thời gian và công tác kiểm tra, giám sát
          - Tuyến huyện giám sát 01 tháng/01 lần
          - Tuyến xã giám sát 02 tuần/01 lần
          - Đội xung kích của ấp đi trực tiếp kiểm tra, giám sát 100% hộ gia đình và tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh SXH 01 tuần/01 lần (vào ngày chủ nhật hàng tuần), với nhiệm vụ cụ thể:
+ Kiểm tra các dụng cụ chứa nước và diệt lăng quăng từng hộ gia đình, duy trì chỉ số BI<20
+ Kiểm tra về sinh môi trong và trường xung quanh nhà
+ Phát tờ rơi và tuyên truyền cho nhân dân biết cách phòng chống bệnh SXH, biết cách xử lý và bảo quản các vật chứa nước tránh muỗi đẻ trứng, đảm bảo không có lăng quăng thì không có SXH
4. Công tác thống kê, báo cáo
          - Hàng tháng họp sơ kết đánh giá tình hình thực hiện ấp không có lăng quăng và không bệnh SXH tại 2 ấp, đề ra hướng khắc phục và giải pháp cho tháng tới (chọn những hộ dân làm chưa tốt đến dự)
          - Duy trì tốt hệ thống báo cáo phản hồi từ huyện đến xã, ấp, qua các nguồn như điện thoại trực tiếp, hộp thư điện tử, văn bản báo cáo của Trung tâm Y tế và các bệnh viện các tuyến trên gửi về.
          - Khi có ca bệnh Trung tâm Y tế kết hợp với trạm y tế xã và Đội xung kích tiến hành xử lý ngay, đảm bảo kịp thời, đúng quy định
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
          - Chỉ số BI duy trì mức <20
          - Ý thức người dân thực hiện các biện pháp phòng chống SXH trong cộng đồng được duy trì thường xuyên
- Tỷ lệ mắc/chết do SXH giảm đáng kể, trong năm 2012 không có ca SXH xảy ra trong 02 ấp điểm thực hiện Mô hình ấp không có lăng quăng, không có SXH


Tình hình mắc SXH 5 năm
TT
Đơn vị
                                  Năm            
2008
2009
2010
2011
2012
1
Lương Thế Trân
34
05
36
74
01
2
Thạn Phú
30
02
27
104
05
3
Phú Hưng
22
02
30
78
16
4
Tân Hưng
40
01
61
143
13
5
Hưng Mỹ
33
01
22
53
14
6
Hòa Mỹ
33
01
12
47
12
7
Tân Hưng Đông
60
04
100
113
32
8
Đông Thới
34
03
34
139
28
9
Đông Hưng
40
02
21
62
12
10
TT. Cái Nước
114
05
70
140
55
11
Trần Thới
71
05
51
89
21
Tổng cộng
511
31
464
1042
210

Nhận xét:  Nhìn chung SXH trong năm 2012 giảm nhiều so năm 2011 (trên 20 lần), đặc biệt đối với 2 xã có 2 ấp thực hiện mô hình ấp không có lăng quăng, không có SXH giảm rất nhiều và chỉ số côn trùng được duy trì bền vững (BI<20)
BẢNG SO SÁNH ẤP THỰC HIỆN MÔ HÌNH
TT
Đơn vị ấp
Đơn vị xã
Năm 2011
Năm 2012
1
Bào Tròn
Đông Thới
22
05
2
Khánh Tư
Đông Thới
19
07
3
Kinh Lớn
Đông Thới
35
06
4
Mỹ Điền
Đông Thới
46
03
5
Nhà Thính B
Đông Thới
17
04
6
Bào Dũng
Tân Hưng
12
04
7
Cái Giếng
Tân Hưng
16
01
8
Cái Rô
Tân Hưng
20
02
9
Hợp Tác Xã
Tân Hưng
10
00
10
Phong Lưu
Tân Hưng
10
03
11
Tân Biên
Tân Hưng
15
00
12
Tân Bửu
Tân Hưng
08
00
13
Tân Hiệp
Tân Hưng
10
01
14
Tân Hòa
Tân Hưng
21
00
15
Tân Thuận
Tân Hưng
09
00
16
Tân Trung
Tân Hưng
05
00
17
Tân Phong
Tân Hưng
03
030

Nhận xét: Tình hình SXH năm 2012 nhìn chung các ấp 2 xã Đông Thới và Tân Hưng giảm nhiều so năm 2011, đặc biệt 2 ấp triển khai mô hình ấp không có lăng quăng, không có SXH giảm đáng kể, các hoạt động sôi nổi và được duy trì bền vững chỉ số BI<20
I. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG
          1. Thuận lợi
          - Được sự hỗ trợ tích cực từ các cấp lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương
          - Được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của nhân dân
          - Sự nhiệt huyết của tất cả thành viên Ban chỉ đạo và các thành viên Đội xung kích
2. Khó khăn, hạn chế
- Bước đầu không được người dân ủng hộ cao; các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương chưa nhiệt tình
- Thời tiết và môi trường không ổn định
- Phương tiện truyền thông còn thiếu
- Trình độ nhận biết và điều kiện kinh tế người dân còn hạn chế
- Kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền trong cộng đồng còn hạn chế
3. Phương hướng khắc phục
- Tiếp tục duy trì và nhân rộng thêm 100% ấp không có lăng quăng, không có SXH trong toàn huyện
- Nâng cao vai trò trách nhiệm các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, chú trọng việc diệt lăng quăng phòng chống SXH
- Tăng nguồn kinh phí hoạt động cho công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền trong cộng đồng về các biện pháp phòng chống SXH