Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

TAY CHÂN MIỆNG

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trẻ em dưới 05 tuổi, nhất là trẻ em dưới 03 tuổi và có tỷ lệ tử vong cao bởi các biến chứng tim mạch, hô hấp và thần kinh. Bệnh xảy ra có thể rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh thường biểu hiện đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở tay, chân, miệng và thường tiến triển đến loét, các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má, rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như chốc, thuỷ đậu, dị ứng... dẫn đến điều trị sai lầm và làm bệnh lây lan thành dịch, hiện nay căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng ngừa [5], [9], [11].
Năm 2011, ở Việt Nam bệnh tay chân miệng chính thức được đưa vào hệ thống báo cáo thường quy của Bộ Y tế, theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Thống kê trong năm 2011 có khoảng 106.500 người mắc tay chân miệng, trong đó có 162 trường hợp tử vong; năm 2012 có khoảng 157.654 người mắc bệnh, có 45 người tử vong và năm 2013 phát hiện 78.141 người mắc bệnh, có 21 người tử vong [1], [2], [3], [10].
Tại tỉnh Cà Mau, từ năm 2011 đến 2013 có khoảng 7.961 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 06 trường hợp tử vong [18]. Huyện Cái Nước những năm qua bệnh tay chân miệng luôn diễn biến phức tạp và có tỷ lệ mắc tương đối cao trong tỉnh, năm 2011 có 314 ca mắc, 2012 có 543 ca mắc, 2013 có 214 ca mắc và ba tháng dầu năm 2014 có 277 ca mắc, đặc biệt những năm qua không có trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng [19].
Thời gian qua ngành y tế cùng với các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn cao, mặc dù những năm qua không có ca bệnh tử vong do tay chân miệng xảy ra trên địa bàn huyện, nhưng bệnh diễn tiến nặng và nhập viện khá đông, mặt khác bệnh xảy ra trong cộng đồng hiện nay chưa được ngành y tế quản lý vẫn còn nhiều, ý thức người dân về biện pháp phòng chống dịch bệnh còn nhiều hạn chế.
Trước tình hình trên, chúng ta cần nhận định tình hình dịch bệnh tay chân miệng hiện nay như thế nào? Ý thức phòng bệnh người dân ra sao? Đặc biệt đối với bà mẹ có con dưới 05 tuổi hiểu biết về phòng bệnh tay chân miệng hiện nay tại huyện Cái Nước thì chưa có sự đánh giá chính xác. Để trả lời câu hỏi trên, nhằm có đánh giá khách quan, chính xác thực trạng về kiến thức và hành vi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng, để hoạch định chiến lược trong công tác phòng chống dịch bệnh thời gian tới, góp phần thực hiện thành công trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Đây chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát kiến thức, hành vi và yếu tố liên quan của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng tại huyện Cái Nước năm 2014”, với các mục tiêu như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Xác định kiến thức, hành vi và yếu tố liên quan của các bà mẹ có con dưới 05 tuổi về phòng bệnh chân miệng tại huyện Cái Nước năm 2014
2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỷ lệ kiến thức và hành vi đúng của các bà mẹ có con dưới 05 về phòng bệnh tay chân miệng tại huyện Cái Nước năm 2014
- Xác định yếu tố liên quan giữa kiến thức và hành vi của các bà mẹ có con dưới 05 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng tại huyện Cái Nước năm 2014
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về bệnh tay chân miệng
1.1.1. Một số khái niệm về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là sốt, đau họng, phát ban dạng bóng nước và xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối… Tổn thương ở miệng thường là dạng loét
Coxsackievirus và Enterovirus 71 là các tác nhân gây bệnh chủ yếu. Trong đó nguy hiểm nhất là EV71 vì có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới tử vong nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời [4], [5], [11], [22]
1.1.2. Dịch tễ học
* Phân bố theo thời gian: Bệnh có quanh năm, tăng mạnh ở 2 đợt: từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 – 12 [9], [23].
* Phân bố theo địa dư
Bệnh TCM xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Trong thời gian gần đây, dịch TCM chủ yếu do EV 71 gây ra ở các nước Đông Nam Á. Vụ dịch tại Đài Loan năm 1998 được coi là vụ dịch lớn với hơn 100.000 người mắc, hơn 400 trẻ phải nhập viện với các biến chứng ở hệ thần kinh trung ương, 78 trẻ tử vong. Ở Việt Nam, bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước; tại các tỉnh phía Nam [9], [23].
* Phân bố theo tuổi: Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi, tập trung ở dưới 3 tuổi, đỉnh cao là 1-2 tuổi [9], [23].
* Nguồn truyền nhiễm: Nguồn bệnh là người bệnh và người lành mang virus trong các dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt bọng nước hoặc phân của bệnh nhân. Lây nhiễm ngay từ thời gian ủ bệnh (từ 3 - 7 ngày) trước khi phát bệnh và thời kỳ lây truyền kéo dài cho đến khi hết loét miệng và các bọng nước, dễ lây nhất là trong tuần đầu của bệnh [9], [23].
* Phương thức lây truyền: Bệnh TCM lây truyền bằng đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt bọng nước hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà... Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan trực tiếp từ người sang người [9], [11], [23].
* Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Bệnh TCM có tính cảm thụ cao, mọi người đều có cảm nhiễm với virus gây bệnh TCM, không phải tất cả mọi người nhiễm virus đều có biểu hiện bệnh mà phần lớn bệnh ở hình thái thể ẩn, không biểu hiện các triệu chứng, đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm; bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn
Mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm EV nhưng không phải tất cả đều bị bệnh mà bệnh chỉ xaỷ ra ở những cơ thể không có miễn dịch chống lại EV. Người ta thống kê cho thấy rằng trẻ nhũ nhi, trẻ em và ngay cả thiếu niên, người trưởng thành nếu chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh TCM [5], [9], [23].
1.1.3. Tác nhân gây bệnh
EV là virus chứa RNA đơn nhánh, không có vỏ bọc, thuộc họ Picornavirus. Các nhóm virus khác thuộc họ này bao gồm: Rhinovirus, Hepatovirus và các nhóm virus liên quan đến động vật. Các phân nhóm EV cũ – Poliovirus, Coxsackievirus và Echoviruses – được phân loại dựa trên kiểu nhân đôi trên mô cấy và ở động vật. Các EV mới phát hiện gần đây chỉ đơn giản được đánh số để gọi tên. Các chủng huyết thanh (serotype) được phân loại dựa trên sự khác biệt kháng nguyên. Mặc dù có trên 60 chủng huyết thanh khác nhau đã được xác định, nhưng chỉ có 11 chủng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Do đó, trẻ có thể nhiễm bệnh nhiều lần thậm chí là trong cùng một mùa dịch [9], [16], [23].
         Những virus đường ruột gây bệnh cho người gồm: Poliovirus serotype 1 – 3, Coxsackievirus nhóm A có serotypes A1 – 22, A24,  Coxsackievirus nhóm B có serotypes B1 – 6, Echovirus 1 – 9, 11 – 27, 29 – 33 và EV có serotypes 68 – 71. trong đó các virus gây bệnh TCM là: 11 chủng thuộc  Coxsackievirus nhóm A (từ 2 đến 8, 10, 12,14, 16); 4 chủng thuộc Coxsackievirus nhóm B (1, 2, 3, 5) và EV71, phổ biến là Coxsackievirus A16 (CVA16) và EV71. Mỗi virus chứa 1 protein capsid và một lõi RNA. Mặc dù các protein capsid quyết định tính kháng nguyên, nhưng không có kháng nguyên chung cho tất cả các virus nhóm này. Virus có thể chịu đựng pH acid của dạ dày ruột và có thể sống sót ở nhiệt độ phòng trong vài ngày. Các đặc tính này giúp cho virus có thể lây truyền qua đường phân – miệng. Phần lớn EV có thể tăng trưởng trong canh cấy tế bào và gây bệnh trong vòng 3 cho đến 7 ngày. Bệnh TCM do CVA16 gây ra thường bệnh nhẹ và tự khỏi không cần điều trị trong khoảng từ 7 – 10 ngày, hiếm khi có biến chứng nặng. Nhưng nếu tác nhân gây bệnh là EV71 thì nguy hiểm hơn, có thể gây viêm màng não, viêm não,… Dễ dẫn đến tử vong nếu phát hiện và điều trị muộn [9], [16], [23].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
          Thời gian ủ bệnh của hầu hết EV thay đổi từ 3 - 7 ngày, virus xâm nhập vào máu thông qua đường miệng hoặc đường hô hấp, sau đó xâm nhập và nhân đôi ở đường hô hấp trên và ruột non. Virus có ái tính cao với mô lympho trong các vùng này (mảng payer, hạch mạc treo, hạch vùng cổ và hầu họng). Sau đó virus xâm nhập vào máu, gây nhiễm virus huyết và lan tỏa đến nhiều cơ quan đích khác nhau, bao gồm hệ thần kinh trung ương, tim, gan, tụy, tuyến thượng thận, da và niêm mạc. Tình trạng nhiễm virus huyết tiếp tục tăng do sự nhân đôi và lan tỏa của virus từ các vị trí thứ phát này. Nhiễm virus huyết thương phát và thứ phát có thể liên quan đến biểu hiện hai pha của sốt và các triệu chứng thường gặp trong nhiễm EV
          Nhiễm virus máu là nguồn phổ biến nhất gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, với một số chủng huyết thanh có ái tính và độc lực cao với hệ thần kinh. Các virus này bao gồm cả ba chủng huyết thanh virus bại liệt, một số dòng EV và Coxsackievirus B3 – B5. Trong trường hợp nhiễm virus bại liệt, virus nhân đôi trong các nơron vận động ở sừng trước tủy sống và thân não, làm chết các nơron. Một tỷ lệ nhỏ EV có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương trực tiếp từ các đầu tận cùng thần kinh tại mô ruột. Sau đó virus xuyên qua hàng rào máu não đến đám rối màng mạch, nơi chúng nhiễm vào tế bào nội mô và lan vào dịch não tủy gây viêm màng não hoặc nội mạc của tế bào mạch não trong nhu mô não gây viêm não
          Mặc dù tình trạng nhiễm virus máu điển hình xảy ra 2 – 3 ngày sau khi nhiễm EV tại đường tiêu hóa, nhưng các triệu chứng thường xuất hiện sau khi nhiễm EV khoảng 5 – 16 ngày và có thể sốt hai pha
Không giống đa số các loại nhiễm virus khác miễn dịch qua trung gian tế bào giữ vai trò chính chống lại virus. Còn trong nhiễm EV thì miễn dịch có vai trò chủ yếu. Đáp ứng miễn dịch trong nhiễm EV liên quan đến đáp ứng của kháng thể trung hòa IgM trong giai đoạn sớm 7 – 10 ngày, sau đó là sự gia tăng của các kháng thể trung hòa IgM và IgA ở ruột. Đó là lí do tại sao trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và những người thiếu hụt kháng thể thường bị viêm màng não hay viêm não – màng não nặng do EV [9], [16], [23].
          1.1.5. Biểu hiện của bệnh
- Bệnh khởi phát với triệu chứng đầu tiên là sốt, sau đó xuất hiện các bọng nước ở niêm mạc miệng (ở nướu răng, lưỡi, bên trong má) và xuất hiện ban đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các ban đỏ này có thể hình thành các bọng nước. Đặc điểm của các ban của bệnh TCM là thường không ngứa và không xuất hiện ở gan bàn tay hoặc gan bàn chân. Như vậy, các ban và bọng nước chủ yếu xuất hiện ở tay, chân và ở miệng, vì vậy được gọi là bệnh TCM. Ngoài ra ở một số ít trường hợp có thể xuất hiện ở một số vị trí khác trên cơ thể như vùng mông
- Các bọng nước ở miệng thường vỡ ra và gây loét làm cho trẻ đau đớn, khóc nhiều, ăn kém hoặc sợ không dám ăn cho nên trẻ gầy sút nhanh. Nếu các bọng nước ở tay, chân khi vỡ ra nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ thì rất có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ và làm cho bệnh phức tạp thêm. Hầu hết các trường hợp bị bệnh TCM sẽ qua khỏi nhưng có một số nếu căn nguyên gây nên bệnh là EV71 thì sẽ có thể bệnh diễn biến phức tạp hơn nhất là khi virus gây tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ thể hiện một bệnh viêm màng não điển hình với biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nô và nôn vọt
- Những dấu hiệu cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay:
+ Sốt cao liên tục (trên 39 độ C) và uống thuốc hạ sốt vẫn không hạ
+ Khi ngủ giật mình liên tục, hoảng hốt
+ Chân tay run, quấy khóc, li bì, lừ đừ
+ Đi đứng loạng choạng, thở nhanh, khó thở, mệt mỏi
+ Nôn ói nhiều, co giật, yếu tay chân, hôn mê
Khi có bất cứ triệu chứng nào ở trên, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị. Nếu nhập viện sớm và được điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là rất cao. Cần lưu ý trong thời gian bé bị bệnh, cha mẹ nên cho con nghỉ học từ một tuần đến 10 ngày để tránh lây cho trẻ khác và ngay cả khi được điều trị khỏi, cả bệnh nhi và người chăm sóc vẫn phải được cách ly trong khoảng 10 ngày sau đó” [4], [9], [12], [26].
1.1.6. Biến chứng
Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh
Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân, các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ. Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường là do EV 71 [13], [22]
1.1.7. Dự phòng và điều trị
* Các biện pháp dự phòng
- Phòng bệnh chung: Là một bệnh lây trực tiếp, thường xảy ra tại cộng đồng, tập thể, vì thế các biện pháp dự phòng chung rất quan trọng
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là ở nhà trẻ, mẫu giáo về tầm quan trọng của giữ gìn vệ sinh, như vệ sinh răng miệng, rửa tay trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ, ăn chín, uống chín.
+ Trẻ mắc bệnh không đến lớp đến khi hết loét miệng và các bọng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng.
+ Khi trẻ đến lớp có sốt, loét miệng, bọng nước phải thông báo cho gia đình và cơ quan y tế .
+ Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bằng chloramin B 2%. Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc, phải ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn và sử dụng [4], [7], [12], [23].
- Các biện pháp chuyên môn chăm sóc trẻ bệnh tại gia đình
+ Bệnh nhân phải được cách ly, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng chloramin B; quần áo, chăn, màn, dụng cụ của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng đun sôi, ngâm dung dịch chloramin B 2%
+ Người chăm sóc bệnh nhân: thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ. Hạn chế hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bệnh. Khi trẻ còn triệu chứng bệnh TCM, không cho phép tham gia các hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác như đến lớp, đi bơi...
+ Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, bọng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để thông báo cho cơ quan y tế [4], [12], [15].
- Các biện pháp chuyên môn phòng ngừa lây nhiễm bệnh tại các cơ sở điều trị: Cán bộ y tế phải áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm
+ Rửa tay ngay bằng dung dịch sát khuẩn khi có tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhi dù có hay không có mang găng tay.
+ Mang trang phục phòng hộ cá nhân khi làm những thủ thuật trên bệnh nhi có nguy cơ tạo giọt bắn tới niêm mạc.
- Khi trẻ có những triệu chứng cụ thể sớm nhất của bệnh
+ Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
+ Nổi hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối.
+ Loét họng, loét miệng
+ Ngủ hay giật mình quấy khóc
Ở đây phụ huynh chỉ nên cho uống thuốc hạ sốt khi thấy bé sốt cao hơn 38,5 độ C. Bên cạnh đó khi thấy bé bị loét miệng, nên cho ăn uống đồ mát, loãng như sữa, cháo, ăn mỗi lần một ít và chia làm nhiều lần. Đồng thời nên pha nước muối làm vệ sinh răng miệng khử khuẩn để tránh bị bội nhiễm” [4], [12], [15].
+ Thực hiện triệt để các biện pháp chung.
          + Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước.
+ Đảm bảo có xà phòng rửa tay tại từng lớp học.
+ Cô nuôi dậy trẻ/thầy cô giáo cần theo dõi tình trạng sức khỏe cho trẻ hàng ngày. Khi phát hiện trong lớp, trong trường có trẻ nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo cho gia đình và cán bộ y tế để xử lý kịp thời.
+ Tùy tình hình và mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơ quan y tế địa phương tham mưu cho cấp có thẩm quyền tại địa phương quyết định việc đóng cửa lớp học/trường học/nhà trẻ, mẫu giáo. Thời gian đóng cửa lớp học/trường học/nhà trẻ, mẫu giáo là 10 ngày kể từ ngày khởi phát của  ca bệnh cuối cùng [4], [12], [15].
- Chăm sóc trẻ tại nhà khi trẻ mắc bệnh
+ Rửa sạch bàn tay của trẻ cũng như người chăm sóc bằng nước và xà phòng trước khi chăm sóc hay chuẩn bị thức ăn cho bé, sau khi đi vệ sinh...
+ Hàng ngày rửa sạch đồ chơi cũng như vật dụng của bé, khu vực sinh hoạt bằng nước và xà phòng hoặc các chất lau sàn thông thường. Nếu có điều kiện nên lau bằng nước Javen (nước tẩy trắng quần áo)
+ Hàng tuần khử khuẩn đồ chơi cũng như vật dụng của bé, khu vực sinh hoạt của bé bằng dung dịch Cloramin B hoặc nước Javen (tăng nồng độ gấp đôi so với nồng độ vệ sinh hàng ngày ở trên).
+ Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
+ Không tiếp xúc với trẻ bị bệnh TCM. Đối với người lớn nếu phải chăm sóc hoặc tiếp xúc với trẻ bị bệnh thì phải rửa sạch bàn tay bằng nước và xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ khoẻ mạnh [4], [7], [12], [15].
* Phòng bệnh đặc hiệu: Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh TCM
1.1.8. Điều trị bệnh tay chân miệng
 Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh TCM, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi mắc bệnh, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị, hạn chế các biến chứng xảy ra. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây:
- Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bọng nước
- Hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả. Không cạy vỡ các bọng nước để tránh nhiễm trùng.
- Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu như: trẻ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay [4], [7], [12], [15].
1.2. Tình hình dịch bệnh tay chân miệng
1.2.1. Trên thế giới
Bệnh tay chân miệng đã được ghi nhận từ lâu trong y văn thế giới, phát hiện đầu tiên tại Toronto – Canada vào năm 1957 và được đặt tên là bệnh TCM vào năm 1959 tại vụ dịch ở Birmingham – Anh. Cũng tại vụ dịch này các tác giả đã xác định CVA16 là tác nhân gây bệnh chính
           Vào năm 1969 tại California, EV71 được phân lập đầu tiên ở một trẻ bị bệnh TCM có biến chứng viêm màng não. Từ khi phân lập được EV71, các chuyên gia đã thống kê đến năm 1998 và ghi nhận dịch bệnh TCM do nhiễm EV71 xảy ra khắp nơi trên thế giới như ở Úc lần đầu phân lập được EV71 trong trận dịch viêm màng não ở Melbourne từ năm 1972 – 1973. Mối liên quan giữa  EV71 và bệnh TCM được xác định trong một trận dịch nhỏ ở cả Thụy Điển và Nhật Bản năm 1978 gây ra một số lớn trường hợp bệnh TCM cùng với viêm màng não vô trùng, thất điều tiểu não cấp tính và liệt mềm cấp tính
           Ở Châu Âu lần đầu tiên cũng ghi nhận về các trận dịch viêm não và liệt mềm cấp do EV71 lớn và nghiêm trọng là ở Bulgaria năm 1975 và Hungary năm 1978. Mặc dù trận dịch ở Bulgaria lan rộng và có nhiều biến chứng nhưng lúc đó chưa ghi nhận có trường hợp bệnh TCM nào, còn ở Hungary có 4 trường hợp bệnh TCM do EV71 gây ra
           Ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương, lần lượt ghi nhận các trận dịch bệnh TCM ở Nhật Bản năm 1973 và năm 1978 là do EV71. Đặc điểm điển hình của cả hai trận dịch trên là tần suất bệnh lý thần kinh cấp tính do nhiễm EV71 thấp.
         Ở Singapore, dịch bệnh xuất hiện đầu tiên năm 1970 nhưng nguyên nhân gây bệnh thì chưa được biết. Hai vụ dịch bệnh TCM vào năm 1972 – 1973 và 1981 ghi nhận được tác nhân gây bệnh chủ yếu là CVA16. Đến năm 2000, một trận dịch bệnh TCM lớn nhất xảy ra ở Singapore với số ca mắc bệnh lên tới 3.790 ca và 14 trường hợp tử vong, trận dịch được xác định là do EV71 gây ra
           Hoạt động của bệnh TCM được ghi nhận là lớn nhất cho đến nay xảy ra ở Đài Loan với số ca nhiễm bệnh là 129.106 ca. Qua khảo sát vi sinh học xác định rằng nguyên nhân gây bệnh TCM và viêm loét họng là do cả EV71 và Coxsackievirus. Trong trận dịch đó có 405 trường hợp bị bệnh lý thần kinh nghiêm trọng do EV71 và 78 trường hợp tử vong chủ yếu do phù phổi thần kinh
           Hoạt động của bệnh TCM vẫn tiếp tục tái diễn, ngày càng có xu hướng lan rộng và lan nhanh ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Ở Trung Quốc, chỉ trong 3 tháng (từ ngày 1/3 – 31/05/2009) số ca mắc bệnh TCM đã lên tới 436.221 ca, 155 trẻ tử vong [7], [27], [28].
           Trong năm 2010, dịch bệnh TCM bùng phát nhanh hơn nữa. Ở Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2010 đã có tới 61.429 trẻ mắc bệnh và 17 trẻ tử vong do bệnh lý này số trẻ tử vong đã tăng lên gấp đôi (40 trẻ) chỉ trong tháng 3/2010. Riêng Thành phố Pingdingshan thuộc tỉnh Henan – Trung Quốc, chỉ trong tháng 1/2010 đã có 1.717 trẻ mắc bệnh và 02 trẻ tử vong. Với tính chất nguy hiểm và lan rộng của bệnh, lãnh đạo thành phố Pingdingshan đã quyết định chi hơn 439.500 đô la Mỹ trong ngân sách nhà nước để mua trang thiết bị cho việc điều trị và phòng chống lại dịch bệnh đang bùng phát mạnh như hiện nay
          Qua những số liệu thống kê trên cho thấy, bệnh TCM không phải là bệnh mới mà đã được ghi nhận từ rất lâu. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu thay đổi cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hóa làm cho môi trường bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém và ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao đã tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát và có xu hướng tăng nhanh như hiện nay nếu chúng ta không có biện  pháp ngăn chặn kịp thời [7], [27], [28]
           1.2.2. Việt Nam
           Tại Việt Nam, bệnh TCM được phát hiện từ cuối những năm 1990, thường gặp ở các tỉnh miền Nam. Đến năm 2003, viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh mới phát hiện và phân lập được EV71 từ 12 trẻ bị bệnh TCM có biến chứng viêm não. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của dịch bệnh TCM. Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, năm 2006 cả nước có 2.284 trẻ nhiễm bệnh TCM, năm 2007 là 2.988 ca. Riêng năm 2008, chỉ trong 4 tháng đầu mà số ca mắc bệnh đã > 2.000 ca và có 10 trẻ tử vong do bệnh lý này [3]
           Theo Bộ Y tế, dịch bệnh TCM bùng phát nhanh ở Việt Nam đặc biệt là các tỉnh miền Nam như Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Kiên Giang và Đồng Tháp. Theo Trương Hữu Khanh, từ tháng 1 – 6/2008 tổng số ca mắc bệnh TCM là 1.470 ca, điều trị ngoại trú là 1.014 ca, điều trị nội trú là 456 ca. Trong năm 2010, đã có tới 20 trẻ nhập viện vì bệnh TCM chỉ trong 03 ngày của tháng 3/2010 [3], [20]. 
           Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Tp. Hồ Chí Minh, thống kê trong 3 tháng đầu năm 2008 là 517 ca; tăng 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2007 (69 ca) và gần bằng tổng số trẻ mắc bệnh TCM trong năm 2006 (550 ca). Đến năm 2010, trong vòng một tuần đã có 32 trẻ nhiễm bệnh tăng 50% so với tuần qua và một trẻ đã tử vong sau 20 giờ nhập viện. Mãi đến năm 2011, ở Việt Nam bệnh TCM chính thức được đưa vào hệ thống báo cáo thường quy của Bộ Y tế, theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Thống kê trong năm 2011 có khoảng 106.500 người mắc TCM, trong đó có 162 trường hợp tử vong; năm 2012 có khoảng 157.654 người mắc bệnh, có 45 người tử vong và năm 2013 phát hiện 78.141 người mắc bệnh, có 21 người tử vong [10], [20]. 
Khu vực phía Nam: Nhìn chung, số ca mắc bệnh TCM tại khu vực phía Nam từ 2008 đến năm 2011 dao động từ 10.128 ca đến 67.396 ca với số mắc trung bình khoảng 25.000 ca/năm, trong đó số ca tử vong trung bình là 50 ca/năm. Tỷ suất chết/mắc dao động trong khoảng từ 0,06% đến 0,23%. Tỷ suất chết/mắc thấp nhất vào năm 2010, cao nhất 2011; số mắc và tử vong do bệnh TCM tại khu vực phía Nam gia tăng đột biến so với các năm từ 2008 - 2010. Số ca mắc và tử vong do bệnh TCM chủ yếu tập trung tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ nơi có mật độ dân cư cao như: Tp. Hồ Chí Minh (9.462 ca mắc, 30 ca tử vong), Đồng Nai (6.368 ca mắc, 28 ca tử vong). Giai đoạn đầu mùa dịch, số ca mắc bệnh TCM tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Đông. Từ tháng 10 trở về sau, số ca mắc gia tăng chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Tây như: Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu.
Tình hình dịch TCM bắt đầu gia tăng từ tuần 13 và tăng nhanh từ tuần 17, đặc biệt tăng mạnh từ tuần 20 và tiếp tục tăng đến tuần 39 và bắt đầu giảm dần từ tuần 40. Mặc dù số ca mắc bệnh TCM có giảm vào các tuần cuối năm 2011 tuy nhiên số mắc vẫn cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm ừ 2008 đến năm 2010. Trong năm 2011 tại Khu vực phía Nam, dịch TCM bắt đầu gia tăng từ tháng 3, tăng nhanh vào tháng 5, đặc biệt tăng mạnh từ tháng 6 đến tháng 10 và giảm dần vào tháng 11, tháng 12. Số ca tử vong cũng bắt đầu xuất hiện từ tháng 3, và xuất hiện cao nhất từ tháng 6 đến tháng 10
Số ca có kết quả xét nghiệm dương tính với EV71 tăng đột biến từ tuần 21 và có chiều hướng gia tăng mạnh từ tuần 32. Sự gia tăng số ca nhiễm EV71 diễn ra cùng với sự gia tăng mạnh số ca lâm sàng bệnh TCM tại KVPN; Trong năm 2011, tổng số ca mắc bệnh TCM được xét nghiệm là 2.262 ca. Tổng số ca có kết quả xét nghiệm dương tính với loại EV là 1.922 ca (84, 97%), trong đó EV khác, không phải típ 71 là 542 ca (23.96%) và EV71 là 1.380 ca (60,01%). Tổng số các ca tử vong bệnh TCM có kết quả xét nghiệm dương tính với các loại EV là 93 ca (96,77%), trong đó EV khác, không phải típ 71 là 14 ca (15, 05%) và EV71 là 76 ca (81,72%); Tỷ lệ phát hiện các típ vi rút trên bệnh nhân tử vong: EV71 chiếm 52,41% (76/145), EV chiếm 9,65% (14/145) [9], [10], [20]. 
           1.2.3. Tại tỉnh Cà Mau và huyện Cái Nước
Bảng 1.1: Tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại tỉnh Cà Mau và huyện Cái Nước trong những năm gần đây [18], [19]
Năm
Cà Mau
Cái Nước
Mắc
Chết
Mắc
Chết
2011
2.401
06
314
00
2012
3.674
00
543
00
2013
1.886
00
214
00
Tổng cộng
7.961
06
1.071
00
           Thời gian gần đây, bệnh TCM ở tỉnh Cà Mau liên tục tăng và lan ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ cao nhất so các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt năm 2011 có 06 trường hợp tử vong do bệnh TCM. Huyện Cái Nước cũng là một trong những huyện có tỷ lệ nhiễm TCM cao nhất, nhì hàng năm trong tỉnh. Hiện nay, bên cạnh việc điều trị bệnh, ngành y tế Cà Mau nói chung, huyện Cái Nước nói riêng đã phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương, tập trung chỉ đạo và đưa ra nhiều biện pháp tuyên truyền cho người dân về cách nhận biết biểu hiện của bệnh và các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế mầm bệnh lây lan trong cộng đồng.
           Từ những thống kê trên cho thấy, dịch bệnh TCM bùng phát nhanh trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam, bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 05 tuổi. Bệnh TCM đã và đang là vấn đề thời sự cấp bách cho cộng đồng Việt Nam chúng ta, đặc biệt là ở Cà Mau có tỷ lệ lưu hành bệnh TCM cao. Như vậy, chúng ta phải có biện pháp nhanh và có giải pháp kịp thời, chủ động trong việc ngăn chặn dịch bệnh TCM đang có xu hướng tăng nhanh như hiện nay.
          
           2.3. Một số nghiên cứu trước đây về bệnh tay chân miệng
           Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh năm 2012 của Nguyễn Tri Khoa (bà mẹ có kiến thức đúng 63,5%, thái độ và hành vi tốt về phòng bệnh 56,6%, những bà mẹ có kiến thức sai về bệnh TCM dẫn tới hành vi chưa tốt gấp 9,8 lần so với bà mẹ có kiến thức đúng) [14].
Kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở các trường mẫu giáo tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2012, của Nguyễn Văn Tuyền (bà mẹ có kiến thức chung đúng 53,1%, thái độ và hành vi chung tốt về phòng bệnh 43,4%, những bà mẹ có kiến thức sai về bệnh TCM dẫn tới hành vi chưa tốt gấp 12,8 lần so với bà mẹ có kiến thức đúng) [24].
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng các ca nhập viện và tử vong do bệnh tay chân miệng tại bệnh viện Nhi Đồng 2 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012 của Lê Ngọc Giai (bà mẹ có kiến thức đúng 60,2%, thái độ và hành vi tốt về phòng bệnh 53,8%) [8].
Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012 – 2013 của Phạm Phuơng Trân (bà mẹ có kiến thức đúng 60%, thái độ và hành vi tốt khi con bị bệnh 40%, những bà mẹ có kiến thức sai về bệnh TCM dẫn tới hành vi chưa tốt gấp 11,8 lần so với bà mẹ có kiến thức đúng) [25].
Kiến thức, thái độ, thực hành và mối liên quan của các bà mẹ về phòng chóng tay chân miệng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, năm 2012 của Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm (Y Học Tp. Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 4, năm 2012), (bà mẹ có kiến thức đúng 64%, thái độ và hành vi tốt khi con bị bệnh 80%) [21].
Khảo sát kiến thức và hành vi của các bà mẹ có con được chẩn đoán bệnh tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2013 của Nguyễn Tuyết Nhanh, Trần Thị Giang, Lê Kim Thoa (bà mẹ có kiến thức đúng 53%, thái độ và hành vi tốt khi con bị bệnh 46%) [17].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên một số bà mẹ có con dưới 05 tuổi và có hộ khẩu thường trú tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2014
Thời gian nghiên cứu dự kiến được tiến hành từ ngày 01/6/2014 đến ngày 30/5/2015
2.2.1. Dân số mục tiêu
Những bà mẹ có con dưới 05 tuổi và có hộ khẩu thường trú tại huyện Cái Nước, năm 2014
2.2.2. Dân số chọn mẫu: Là dân số mục tiêu
2.2.3. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ trong quần thể
 
n: Là cỡ mẫu nghiên cứu cần có
z: Là trị số tùy thuộc vào mức tin cậy mong muốn của ước lượng; mức tin cậy mong muốn là 95% , thì z = 1,96.
p: Là tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh tay chân miệng. Qua tham khảo nhiều cuộc điều tra đã tiến hành trước đây, chúng tôi chọn p = 0,6 để tính cỡ mẫu [25].
d: Là mức chính xác của nghiên cứu, là sự khác biệt giữa tỉ lệ  thu được trên mẫu và tỷ lệ p thật trong quần thể. Chọn d= 0,05
              1,962 x 0,6 x (1 – 0,6)
  n =                                             =  368
                    0,052
Để bù đắp vào những hao hụt trong quá trình thu thập số liệu, số lượng câu hỏi được phát ra là 380
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu
Phỏng vấn trực tiếp những bà mẹ, hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ  dưới 05 tuổi tại hộ gia đình, có hộ khẩu thường trú tại huyện Cái Nước năm 2014.
2.2.5. Tiêu chí chọn mẫu
           Không chọn những mẫu có các đặc điểm dưới đây:
- Những bà mẹ không đồng ý tham gia vào nghiên cứu
- Những người nuôi dưỡng trẻ không hợp tác nghiên cứu
2.2.6. Kiểm soát sai lệch lựa chọn
- Thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu
- Người thu thập thông tin được tập huấn kỹ trước khi tiến hành phỏng vấn
- Tiến hành phỏng vấn thử 05 bà mẹ có con < 05 tuổi tại huyện Cái Nước với bộ câu hỏi được soạn sẵn 
- Mỗi bộ câu hỏi sau khi được phỏng vấn phải được xem xét hoàn chỉnh. Nếu những phiếu không đạt yêu cầu sẽ được phỏng vấn lại
2.2.7. Phương pháp chọn mẫu
- Bước 1: Lập danh sách tất cả bà mẹ có con dưới 05 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại huyện Cái Nước năm 2014
- Bước 2: Chọn đối tượng bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống để chọn 380 bà mẹ vào mẫu nghiên cứu
+ Đánh số thứ tự từ 1 đến N vào danh sách bà mẹ có con dưới 05 tuổi
+ Xác định khoảng cách mẫu: k= N/n (N là kích thước quần thể, n là kích thước mẫu)
+ Chọn một số ngẫu nhiên (i) nằm trong khoảng (1,k);
+ Chọn các cá thể (đối tượng nghiên cứu) có số thứ tự i + 1k, i + 2k, i + 3k… sẽ được chọn vào mẫu nghiên cứu
2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số
3.3.1. Biến số định lượng liên tục: Tuổi (người mẹ)
3.3.2. Biến không liên tục
- Địa chỉ, tuổi, tổng số con
- Trình độ học vấn: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, trên Trung học phổ thông (trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học)
- Nghề nghiệp: Làm vuông, Buôn bán, Nội trợ, Cán bộ, công nhân, viên chức, công chức
- Dân tộc: Kinh, Hoa, Khơ me, Khác
- Kinh tế gia đình: Nghèo, không nghèo
- Phương tiện nghe nhìn: Không có, Tivi, Radio, Sách báo, khác
- Rửa tay đúng cách: Đúng, không đúng
- Nguồn nước sinh hoạt: Nước máy, Nước mưa, Cây nước, khác
- Nguồn nước uống: Đun sôi, Nước lọc, Nước mưa, Nước máy, khác
- Nghe thông tin về TCM: Có, không
- Nguồn thông tin: Không có, Tivi, Radio, Internet, sách báo, Nhân viên y tế, khác
- Hiểu biết về bệnh tay chân miệng: Đúng, không đúng
- Thời gian xảy ra dịch bệnh TCM : Đúng, không đúng
- Nguyên nhân gây ra bệnh TCM : Đúng, không đúng
- Nhóm tuổi dễ nhiễm bệnh : Đúng, không đúng
- Bệnh TCM có lây : Đúng, không đúng 
- Cách thức lây truyền bệnh : Đúng, không đúng
- Biểu hiện của bệnh TCM : Đúng, không đúng
- Biến chứng của bệnh TCM : Đúng, không đúng
- Thời điểm nên đưa trẻ đi BV : Đúng, không đúng
- Thuốc đặc trị bệnh TCM : Đúng, không đúng
- Vắc xin phòng bệnh TCM : Đúng, không đúng
- Cách phòng lây cho mọi người : Đúng, không đúng
- Xứ lý những bọng nước: Đúng, không đúng
- Xử lý khi trẻ bị sốt: Đúng, không đúng
- Xử lý chất thảy của trẻ khi bị bệnh TCM: Đúng, không đúng
* Kinh tế gia đình
- Nghèo: Hộ gia đình được UBND xã cấp sổ hộ nghèo theo tiêu chuẩn hộ nghèo 2011 của Chính phủ [6]
- Không nghèo: Hộ gia đình không được UBND xã cấp sổ hộ nghèo theo tiêu chuẩn hộ nghèo 2011 của Chính phủ [6]
* Phương pháp rửa tay đúng và sạch theo các bước tuần tự sau:
- Bước 1: đầu tiên làm tay ướt toàn bộ và dùng dung dịch xà phòng chà hai lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: chà lòng bàn tay này lên mu và kẻ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẻ trong ngón tay.
- Bước 4: chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay và dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Mỗi bước chà 5 lần. Tổng thời gian rửa tay tối thiểu là 30 giây
2.4. Thu thập dữ kiện
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện
Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 05 tuổi
2.4.2. Công cụ thu thập dữ kiện
Phiếu khảo sát có nội dung in sẵn
2.4.3. Người thu thập dữ kiện: 04 người
- Bs. Nguyễn Hồng Cầu                              - Bs. Tô Văn Lành
- Ys. Nguyễn Thanh Biên                 - Cn. Lê Hoàng Triểu
2.5. Kiểm soát sai lệnh thông tin
Tập huấn kỹ cho nhóm tham gia nghiên cứu trực tiếp thu thập thông tin
Kết hợp với cán bộ chuyên trách Dân số các xã, thị trấn, lập danh sách những bà mẹ có con < 05 tuổi trong toàn huyện
Khi phát hiện ra có yếu tố sai lệch hoặc giả mạo, thiếu tính khách quan thì bản thân phiếu đó, hoặc các phiếu được thực hiện bởi cùng phỏng vấn viên sẽ được tiến hành xác minh lại
Tôn trọng quyền tự do trả lời của người được phỏng vấn, không gợi ý trong quá trình phỏng vấn.
2.6. Nghiên cứu thử
Mỗi điều tra viên phỏng vấn thử 05 đối tượng để xem xét những vấn đề cần điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Từ kết quả nghiên cứu thử chúng tôi đưa ra giải quyết một số yêu cầu về thực hành kỹ năng phỏng vấn của các điều tra viên, thử nghiệm bộ câu hỏi tại thực địa và đưa ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh cho phù hợp



2.7. Xử lý và phân tích dữ kiện
Sau khi điều tra trực tiếp đối tượng trên, dữ kiện sẽ được làm sạch. Các phiếu điều tra không hợp lệ sẽ bị loại ra, các phiếu hợp lệ được nhập và phân tích dữ liệu bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0
2.8. Vấn đề Y đức
Mục đích nghiên cứu để khảo sát kiến thức, hành vi và yếu tố liên quan của các bà mẹ dưới 05 tuổi về phòng bệnh TCM, không ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý, không có tác động hoặc can thiệp trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu, đồng thời qua nghiên cứu này chúng tôi sẽ cung cấp thêm những kiến thức đúng về bệnh TCM nhằm giúp các bà mẹ biết cách phòng bệnh trong gia đình và cộng đồng hữu hiệu hơn. Chính vì vậy nghiên cứu này không vi phạm các vấn đề về y đức.
2.9. Khả năng khái quát hoá và ứng dụng
TCM là bệnh có tỷ lệ lưu hành cao, diễn biến phức tạp và dễ gây tử vong bởi các biến chứng thần kinh, hô hấp, tim mạch. Bệnh chưa có thuốc điều đặc trị và vắc xin phòng ngừa. Do vậy phòng bệnh TCM bằng biện pháp dân gian là hiệu quả nhất hiện nay.
Thành công của mọi phương pháp phòng chống bệnh tật bắt đầu từ kiến thức. Bởi vì kiến thức nó quyết định đến thái độ và hành vi. Do vậy kết quả đề tài này sẽ cung cấp cơ sở cho chúng tôi trong quá trình chăm sóc, giáo dục sức khỏe nhân dân trong toàn huyện và khu vực.  
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TT
Công việc
 01/
2014
 02-4/
2014
6/
2014
10-12/
2014
 01-4/
2015
 5-7/
2015
 8/
2015
01
Chọn đề tài







02
Viết và nộp đề cương







04
Thông qua đề cương







05
Thu thập dữ kiện







06
Phân tích dữ kiện và hoàn thành đề tài







07
Báo cáo đề tài









KẾ HOẠCH 3N

1. Nhân lực
- Sác sỹ: 02 trực tiếp tham gia phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu
- Y sỹ: 02 tham gia soạn thảo văn bản, xử lý và phân tích dữ kiện
2. Nguyên vật liệu: 380 phiếu khảo sát
3. Ngân sách: Thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Thông tin cá nhân về nhóm tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp và số con của bà mẹ
Thông tin
n
Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
< 18 tuổi
08
2,1
18 - < 25 tuổi
86
22,6
25 - < 35 tuổi
229
60,3
≥ 35 tuổi
57
15,0
Dân tộc
Kinh
357
93,9
Hoa
13
3,4
Khmer
06
1,6
Khác
04
1,1
Trình độ học vấn
TH
82
21,6
THCS
177
46,6
THPT
89
23,4
Khác
32
8,4
Nghề ngiệp
Làm vuông
218
57,4
Buôn bán
21
5,5
Nội trợ
95
25,0
Cán bộ, công chức
22
5,8
Khác
24
6,3
Tổng số con của bà mẹ
1 - 2 con
372
97,9
≥ 3 con
08
2,1


Nhận xét: Nhóm tuổi của bà mẹ trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất từ 25 - <35 tuổi (60,3%), đa số là dân tộc kinh (93,9%), có trình độ THCS chiếm tỷ lệ cao (46,6%), chủ yếu làm vuông (57,4%), số bà mẹ có hai con chiếm tỷ lệ cao (97,9%)
3.1.2. Phân bố địa dư
Biểu đồ 3.1: Thống kê về nơi sinh sống của bà mẹ
          Nhận xét: Số bà mẹ trong nghiên cứu ở các xã chiếm 88,9% và ở thị trấn chiếm 11,1%
3.1.3. Phân bố kinh tế gia đình
Biểu đồ 3.2: Kinh tế gia đình của bà mẹ
          Nhận xét: Tỷ lệ hộ nghèo trong mẫu nghiên cứu chiếm 8,9% và hộ không nghèo chiếm 91,1%
             3.1.4. Thông tin của bà mẹ về bệnh tay chân miệng







Biểu đồ 3.3: Thông tin về bệnh tay chân miệng
             Nhận xét: Có tới 96,2% các bà mẹ trong mẫu nghiên cứu đã từng nghe nói tới bệnh tay chân miệng, chỉ có 3,8% chưa từng nghe nói về căn bệnh này
             3.1.5. Nguồn cung cấp thông tin
Biểu đồ 3.4: Nguồn cung cấp thông tin
Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ nhận được thông tin từ nguồn thông tin đại chúng cao nhất 63,9%, kế tiếp là từ nhân viên y tế 20,3%, từ sách báo, internet 11,8%, từ bạn bè và người thân chiếm 4%
3.1.6. Phương tiện nghe nhìn
Bảng 3.2: Phương tiện nghe nhìn chủ yếu của bà mẹ
Phương tiện
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Không có
02
0,5
1 phương tiện
290
76,3
> 1 phương tiện
88
23,2
Chi tiết về phương tiện nghe nhìn
1 phương tiện
Tivi
277
95,5
Sách, báo, internet
08
2,8
Cassestte
05
1,7
          Nhận xét:
          Hộ gia đình có 01 phương tiện nghe nhìn chiếm 76,3%, có trên 01 phương tiện nghe nhìn 23,2% và 02 hộ gia đình không có phương tiện nghe nhìn chiếm 0,5%
          Phương tiện từ tivi chiếm tỷ lệ cao 95,5%, từ sách, báo, internet chiếm 2,8% và từ cassestte chiếm 1,7%
          3.2. Kiến thức của bà mẹ
          3.2.1. Kiến thức chung của bà mẹ






Biểu đồ 3.5: Kiến thức của các bà mẹ
Nhận xét: Có 71,3% bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh tay chân miệng và có 28,7% bà mẹ có kiến thức không đúng về căn bệnh này
3.2.2. Chi tiết kiến thức của bà mẹ     
Bảng 3.3: Chi tiết về kiến thức của bà mẹ
Kiến thức
Đúng
Không đúng
n
%
n
%
Nhận biết về TCM là bệnh gì 
366
96,3
14
3,7
Thời gian thường xảy ra bệnh TCM
139
36,6
241
63,4
Nguyên nhân gây ra bệnh TCM
154
40,5
226
59,5
Nhóm tuổi dễ nhiễm bệnh TCM
365
96,0
15
4,0
Tính chất lây lan của bệnh TCM
336
88,4
44
11,6
Nhận biết về đường lây bệnh TCM
282
74,2
98
25,8
Nhận biết về biểu hiện của TCM
290
76,3
90
23,7
Biết biến chứng của bệnh TCM
154
40,5
226
59,5
Đưa trẻ đến bệnh viện khi bện TCM
140
36,8
240
63,2
Phòng bệnh cho mọi người
250
65,8
130
34,2
Thuốc đặc trị bệnh TCM
271
71,3
109
28,7
Vaccin phòng bệnh TCM
267
70,3
113
29,7
          Nhận xét: Có 96,3% bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh TCM; 63,4% có kiến thức sai về thời gian xảy ra dịch bệnh; 59,5% không biết nguyên nhân gây bệnh và có 96% kiến thức đúng về nhóm tuổi của trẻ dễ nhiễm bệnh; Biết phòng bệnh TCM có lây 88,4%, trong đó có 72,2% là biết đúng đường lây truyền bệnh ; 76,3% bà mẹ biết biểu hiện của bệnh ; có 59,5% không biết biến chứng của bệnh, có tới 63,2% bà mẹ chưa biết khi nào cho trẻ đến bệnh viện đúng khi trẻ bị bệnh TCM và có tới 65,8% bà mẹ chưa biết cách phòng bệnh; có 71,3% bà mẹ biết phòng bệnh  TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và có 70,3% biết hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh
           3.3.  Hành vi của bà mẹ
           3.3.1. Hành vi chung của bà mẹ
                  






Biểu đồ 3.6: Hành vi của bà mẹ về bệnh tay chân miệng
Nhận xét: Có 53,2% bà mẹ có hành vi đúng, trong khi đó có đến 46,8% bà mẹ hành vi không đúng về bệnh tay chân miệng
           3.3.2. Chi tiết về hành vi bà mẹ
Bảng 3.4: Chi tiết về hành vi của bà mẹ
Hành vi của bà mẹ
Đúng
Không đúng
n
%
n
%
Thời điểm cho trẻ nhập viện
73
19,2
307
80,8
Chăm sóc trẻ khi bị bệnh TCM
228
60,0
152
40,0
Rửa tay hàng ngày của bà mẹ
88
23,2
292
76,8
Xử trí sốt khi trẻ bị bệnh TCM
259
68,2
121
31,8
Xử trí bọng nước khi trẻ bị bệnh TCM
343
90,3
37
9,7
Xử lý phân của trẻ khi bị bệnh TCM
253
66,6
127
33,4
           Nhận xét: Có 80,8% bà mẹ có hành vi chưa đúng thời điểm cho trẻ nhập bệnh viện, chỉ có 60% bà mẹ chăm sóc đúng khi trẻ bị bệnh; có 68,2% xử trí đúng khi trẻ bị sốt và có tới 90,3% bà mẹ xử trí đúng các bọng nước khi trẻ bị phòng bệnh TCM, cũng như xử lý phân đúng của trẻ bị bệnh là 66,6%
3.4. Yếu tố liên quan
3.4.1. Liên quan giữa kiến thức với đặc điểm chung
3.4.1.1. Liên quan giữa kiến thức với địa chỉ, tuổi, dân tộc và kinh tế gia đình  
Bảng 3.5: Liên quan giữa kiến thức với địa chỉ, tuổi, dân tộc
và kinh tế gia đình
Đặc điểm
Kiến thức
OR
(KTC95%)
p
Tốt
n (%)
Chưa tốt
n (%)
Địa chỉ
Thị trấn

23 (54,8)
248 (73,4)

19 (45,2)
90 (26,6)

0,4
0,2-0,8
0,01
Tuổi
18 - < 25
 ≥ 25

73 (79,3)
198 (68,8)

19 (20,7)
90 (31,2)

1,7
0,9-3,1
 0,05
Dân tộc
Kinh
Khác

261 (73,1)
10 (43,5)

96 (26,9)
13 (56,5)

3,5
1,6-8,3
0,002
Kinh tế gia đinh
Không nghèo
Nghèo
27 (79,4)
244 (70,5)
07 (20,6)
102 (29,5)
1,6
0,7-3,8
0,3
          Nhận xét: Bà mẹ có kiến thức tốt về phòng bệnh TCM ở thị trấn chiếm 73,4% và có 54,5% có kiến thức tốt về phòng bệnh TCM ở xã, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 0,4, khoảng tin cậy 95% (0,2-0,8). Sự khác biệt của hai nhóm này có ý nghĩa thống kê (p <0,05); Có 79,3% bà mẹ ở lứa tuổi từ 18 - <25 tuổi có kiến thức tốt về bệnh TCM và có 68,8% ở lứa tuổi ≥ 25 tuổi, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 1,7, khoảng tin cậy 95% (0,9 - 3,1). Tuy nhiên sự khác biệt kiến thức của hai nhóm này chưa có ý nghĩa thống kê (p =0,05); Có 73,1% bà mẹ là dân tộc Kinh có kiến thức tốt về phòng bệnh TCM và có 43,5% dân tộc khác, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 3,5, khoảng tin cậy 95% (1,6 - 8,3) và sự khác biệt của hai nhóm này có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Có 79,4% bà mẹ thuộc hộ gia đình khá trở lên có kiến thức tốt về phòng bệnh TCM và có 70,5% bà mẹ thuộc diện nghèo, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 1,6, khoảng tin cậy 95% (0,7  - 3,8) và sự khác biệt của hai nhóm này chưa có ý nghĩa thống kê (p =0,3)
3.4.1.2. Liên quan giữa kiến thức với với nghề nghiệp, trình độ học vấn và nguồn thông tin 
Bảng 3.6: Liên quan giữa kiến thức với nghề nghiệp, trình độ học vấn và nguồn thông tin
Đặc điểm
Kiến thức
OR
(KTC95%)
p
Tốt
n (%)
Chưa tốt
n (%)
Nghề nghiệp
Nghề khác
Nông dân
174 (79,8)
97 (59,9)
44 (20,2)
65 (40,1)
2,6
1,7-4,2
<0,05
Trình độ học vấn
≥Trung học phổ thông
<Trung học phổ thông
197 (75,8)
74 (61,7)
63 (24,2)
46 (38,3)
1,9
1,2-3,1
0,05
Nghe truyền thông
Không

268 (72,4)
03 (30,0)

102 (27,6)
07 (70,0)

6,1
1,5-24,2

0,009
 
 
Nhận xét:
Có 59,9% bà mẹ làm nghề nông dân có kiến thức tốt về phòng bệnh TCM và có 79,8% nghề khác (buôn bán, nội trợ, cán bộ, công nhân, viên chức lao động), tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 2,6, khoảng tin cậy 95% (1,7 – 4,2). Sự khác biệt của hai nhóm này có ý nghĩa thống kê (p <0,05)
Có 75,8% bà mẹ có trình độ học vấn ≥ THPT kiến thức tốt về bệnh và có 61,7% có trình độ học vấn > THPT, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 1,9, khoảng tin cậy 95% (1,2 – 3,1). Tuy nhiên sự khác biệt của hai nhóm này chưa có ý nghĩa thống kê (p= 0,05)
Có 72,4% của bà mẹ nghe truyền thông về phòng bệnh TCM và có kiến thức tốt, có 30% bà mẹ không nghe truyền thông nhưng vẫn có kiến thức tốt về phòng bệnh TCM, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 6,1, khoảng tin cậy 95% (1,5 – 24,1) và sự khác biệt của hai nhóm này có ý nghĩa thống kê (p <0,05)












3.4.2. Liên quan giữa hành vi với đặc điểm chung
3.4.2.1. Liên quan giữa hành vi với địa chỉ, tuổi, dân tộc và kinh tế gia đình
Bảng 3.7: Liên quan giữa hành vi với địa chỉ, tuổi, dân tộc
và kinh tế gia đình
Đặc điểm
Hành vi
OR
(KTC95%)
p
Đúng
n (%)
Không đúng
n (%)
Địa chỉ
Thị trấn

25 (59,5)
177 (52,4)

17 (40,5)
161 (47,6)

1,3
0,6-2,5
0,4
Tuổi
18 - < 25
 ≥ 25

65 (69,9)
137 (47,7)

28 (30,1)
150 (52,3)

2,5
1,5-4,1
< 0,05
Dân tộc
Kinh
Khác

198 (54,0)
04 (30,8)

169 (46,0)
09 (69,2)

2,6
0,9-8,7
0,1
Kinh tế gia đinh
Nghèo
Không nghèo
23 (67,6)
179 (51,7)
11 (32,4)
167 (48,3)
1,9
0,9-4,1
0,7
Nhận xét:
          Có 59,9% bà mẹ có hành vi đúng về phòng bệnh TCM ở thị trấn và có 52,4% ở xã, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 1,3 (khoảng tin cậy 95% là 0,6 – 2,5). Sự khác biệt của hai nhóm này chưa có ý nghĩa thống kê (p =0,4); Có 69,9% bà mẹ có hành vi đúng về phòng bệnh TCM ở lứa tuổi từ 18 - <25 tuổi và có 47,7% lứ tuổi ≥25 tuổi, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 2,5 (khoảng tin cậy 95% là 1,5 – 4,1). Sự khác biệt của hai nhóm này có ý nghĩa thống kê (p <0,05); Có 54% bà mẹ có hành vi đúng về phòng bệnh TCM là dân tộc kinh và có 30,8% dân tộc khác, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 2,6 (khoảng tin cậy 95% là 0,9 – 8,7). Sự khác biệt của hai nhóm này chưa có ý nghĩa thống kê (p =0,1); Có 67,6% bà mẹ có hành vi đúng về phòng bệnh TCM là hộ không nghèo và có 51,7% là hộ nghèo, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 1,9 (khoảng tin cậy 95% là 0,9 – 4,1). Sự khác biệt của hai nhóm này chưa có ý nghĩa thống kê (p =0,7)
3.4.2.1. Liên quan giữa hành vi với nghề nghiệp, trình độ học vấn và truyền thông
Bảng 3.8: Liên quan giữa hành vi với nghề nghiệp, trình độ học vấn
và truyền thông
Đặc điểm
Hành vi
OR
(KTC95%)
p
Đúng
n (%)
Không đúng
n (%)
Nghề nghiệp
Nông dân
Nghề khác
116 (53,2)
86 (53,1)
102 (46,8)
76 (46,9)
1
0,6-1,5
0,9
Trình độ học vấn
<Trung học phổ thông
≥Trung học phổ thông
127 (48,8)
75 (62,5)
133 (51,2)
45 (37,5)
0,6
0,6-0,8
0,01
Nghe truyền thông
Không
197 (53,4)
05 (45,5)
172 (46,6)
06 (54,5)
1,4
0,4-4,5
0,6
Rửa tay đúng cách
Đúng
Không đúng

79 (89,8)
123 (42,1)

09 (10,2)
169 (57,9)

12
5,8-24,9

<0,05
Nhận xét: Có 53,2% bà mẹ có hành vi đúng về phòng bệnh TCM là nghề nông dân và có 53,1% nghề khác, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 1 (khoảng tin cậy 95% là 0,6-1,5) và sự khác biệt của hai nhóm này chưa có ý nghĩa thống kê (p= 0,9); Có 48,8% bà mẹ có hành vi đúng về phòng bệnh TCM có trình độ học vấn < THPT và có 62,5% > THPT %, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 0,6 (khoảng tin cậy 95% là 0,6 – 0,8) và sự khác biệt của hai nhóm này có ý nghĩa thống kê (p <0,05); Có 53,4% bà mẹ có hành vi đúng về phòng bệnh TCM có nghe truyền thông và có 45,5% không nghe truyền thông có hành vi đúng về, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 1,4 (khoảng tin cậy 95% là 0,4 – 1,5) và sự khác biệt của hai nhóm này chưa có ý nghĩa thống kê (p= 0,6); 89,8% bà mẹ rửa tay đúng cách có hành vi đúng về phòng bệnh TCM và có 57,9% rửa tay không đúng cách dẫn đến hành vi sai về phòng bệnh TCM. Sự khác biệt của hai nhóm này có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
3.4.3. Liên quan giữa kiến thức và hành vi
Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa kiến thức và hành vi
Hành vi
Kiến thức
Tổng cộng
OR
(KTC 95%)
p
Tốt
n (%)
Chưa tốt
n (%)
Đúng
184 (67,9)
87 (32,1)
271 (100)
10,6
6,1-18,8
< 0,05
Chưa đúng
18 (16,5)
91 (83,5)
109 (100)
Tổng cộng
202 (53,2)
178 (46,8)
380 (100)
           Nhận xét: Những bà mẹ có kiến thức đúng dẫn đến có hành vi đúng chiếm tỷ lệ 67,9%, trong khi đó những bà mẹ có kiến thức sai dẫn tới hành vi sai là 83,5% và chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm bà mẹ có kiến thức đúng nhưng có hành vi chưa tốt về phòng bệnh TCM (16,5%) và sự khác biệt của hai nhóm này thật sự có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Chương 4
BÀN LUẬN, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Đối tượng được chọn là các bà mẹ có con < 05 tuổi có hộ khẩu thường trú tại huyện Cái Nước năm 2014. Tổng số mẫu thu được là 380 mẫu.
4.1.1. Thông tin cá nhân của bà mẹ trong mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bà mẹ có độ tuổi từ 25 tuổi đến dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao 60,3%. Kết quả này phù hợp với tuổi sinh đẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế; có 93,9% bà mẹ là dân tộc Kinh, tỷ lệ này là hợp lý vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên dân tộc Kinh chiếm đa số
Trình độ học vấn của các bà mẹ từ Trung học Phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ tương đối thấp (31,8%) và các bà mẹ làm nghề nông dân (vuông) là chủ yếu chiếm 57,4%; các bà mẹ sinh sống ở thị trấn 11,1% và ở các xã chiếm 88,9%. Kinh tế gia đình của các bà mẹ không thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ chiếm 91,1%. Tổng số con trong gia đình từ một đến hai con chiếm tỷ lệ 97,9%, kết quả này phù hợp theo quy định của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Hộ gia đình của các bà mẹ có thói quen rửa tay thường xuyên chiếm 61,3% và chỉ có 23,2% các bà mẹ rửa tay đúng cách. Kết quả của nghiên cứu này tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước đây: Nguyễn Tri Khoa và cộng sự “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh năm 2012” [14]; Phạm Phương Trân và cộng sự “Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012” [25]. Với kết quả trên chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một trong những yếu tố thuận lợi lây lan bệnh tay chân miệng trong cộng đồng, dân cư và vấn đề này trong thời gian tới chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn.
4.1.2. Thông tin về yếu tố truyền thông
Hầu hết các bà mẹ trong hộ gia đình đều có phương tiện nghe nhìn (99,5%), đặc biệt phương tiện nghe nhìn từ Tivi chiếm 95,5%, nhân viên y tế 20,3% và khi hỏi đến tiếp cận thông tin về bệnh tay chân miệng từ đâu thì đa phần các bà mẹ trong nghiên cứu cho là từ thông tin đại chúng (63,9%). Điều này phản ảnh sự tác động của thông tin đại chúng có ảnh hưởng tích cự đến công tác phòng chống dịch bệnh trong nhân dân, đặc biệt tình hình dịch bệnh tay chân miệng hiện nay
Tuy nhiên, với tỷ lệ này vẫn còn thấp theo yêu cầu hiện nay, có thể do chương trình giáo dục sức khỏe mà đài phát thanh và truyền hình phát sóng có thể chưa đúng với nhu cầu người nghe quan tâm. Trong khi đó, còn một tỷ lệ không nhỏ cộng đồng dân cư chưa có kiến thức và hành vi đúng về bảo vệ và tăng cướng sưc khỏe, chưa thật sự quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình, có thể họ biết những tác nhân, yếu tố liên quan có hại cho sức khỏe nhưng vẫn chưa thay đổi được hành vi tốt trong cuộc sống. Đo vậy công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ trong thời gian tới cần được thực hiện một cách thường xuyên về xuất độ, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức, góp phần nâng cao ý thức và hành vi đúng về công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong thời gian tới. Kết quả này cũng tương đối phù hợp nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyền “Kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở các trường mẫu giáo tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2012” [24] và của Nguyễn Tuyết Nhanh, Trần Thị Giang, Lê Kim Thoa  “Khảo sát kiến thức và hành vi của các bà mẹ có con được chẩn đoán bệnh tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2013” [17]
4.2. Kiến thức của bà mẹ
4.2.1. Thống kê về kiến thức chung của các bà mẹ
Có 71,3% bà mẹ là có kiến thức đúng về bệnh tay chân miệng và có 96,3% bà mẹ trong mẫu nghiên cứu đã từng biết hay từng được nghe nói đến bệnh tay chân miệng. Theo như kết quả trên, thời gian tới tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng có thể giảm, đặc biệt có thể hạn chế được tỷ lệ diễn biến nặng của bệnh, bởi vì những người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ, những đối tượng có nguy cơ làm lây lan nguồn bệnh có kiến thức khá tốt về vấn đề này. Kết quả này cũng tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Phương Trân và cộng sự “Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tp. Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012”[25] và của Nguyễn Tuyết Nhanh, Trần Thị Giang, Lê Kim Thoa  “Khảo sát kiến thức và hành vi của các bà mẹ có con được chẩn đoán bệnh tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2013” [17]
4.2.2. Thống kê chi tiết về kiến thức của bà mẹ
Số bà mẹ không biết hoặc hiểu sai về thời điểm xảy ra dịch bệnh tay chân miệng trong năm chiếm tỷ lệ tương đối cao (63,4%) và việc bà mẹ hiểu đúng về nhóm tuổi dễ nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ khá cao (96%)
          Số bà mẹ biết bệnh tay chân miệng có lây là 88,4%, trong đó có 72,2% là biết đúng đường lây truyền của bệnh và có 76,3% bà mẹ có kiến thức đúng về biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên, có 59,5% bà mẹ có kiến thức sai về biến chứng của bệnh, chưa biết nguyên nhân gây bệnh (59,5%), đặc biệt có tới 63,2% bà mẹ chưa biết khi nào cho trẻ nhập viện là đúng khi trẻ bị bệnh tay chân miệng. Đáng lưu ý là các bà mẹ trong nghiên cứu chúng tôi có kiến thức tốt hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng ngừa chiếm tỷ lệ tương đối cao (71,3% ; 70,3%). Kết quả trên tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Phương Trân và cộng sự “Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tp. Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012” và của Nguyễn Tuyết Nhanh, Trần Thị Giang, Lê Kim Thoa  “Khảo sát kiến thức và hành vi của các bà mẹ có con được chẩn đoán bệnh tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2013”. Có thể do tình hình dịch bệnh tay chân miệng hiện nay đang được quan tâm và đáng chú ý của người dân, đặc biệt là những bà mẹ có con dưới 05 tuổi. Cũng có thể do công tác truyền thông của ngành chức năng về công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong thời gian qua đã tác động tích cực vào ý thức của người dân, từ đó tỷ lệ kiến thức đúng về bệnh tay chân miệng của bà mẹ trong nghiên cứu chúng tôi là tương đối cao.
           4.3. Hành vi của bà mẹ
           53,2% bà mẹ có hành vi đúng về bệnh tay chân miệng và chỉ có 19,2% bà mẹ có hành vi đúng về thời điểm cho trẻ nhập bệnh viện. Tuy nhiên, các bà mẹ chăm sóc đúng khi trẻ bị bệnh là 60%, xử trí đúng khi trẻ bị sốt là 68,2% và xử trí đúng các bọng nước khi trẻ bị bệnh tay chân miệng là 90,3%, cũng như xử lý phân đúng của trẻ bị bệnh là 66,6%. Những con số thống kê này rất đáng quan tâm, nó cho ta thấy rằng không chỉ giáo dục, tuyên truyền, cung cấp kiến thức là đủ mà cần cụ thể hóa bằng hành động như thế người dân mới hiểu rõ, hiểu đúng về bệnh. Để từ đó có những hành vi đúng hơn, góp phần vào việc phòng chống dịch bệnh được tốt hơn. Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tri Khoa và cộng sự “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh năm 2012” [14] và của Phạm Phương Trân và cộng sự “Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Tp. Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012” [25].
4.4. Các yếu tố liên quan
4.4.1. Yếu tố liên giữa kiến thức và đặc tính chung của bà mẹ
           Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm kiến thức về bệnh tay chân miệng với nơi ở, dân tộc, nghề nghiệp và nghe truyền thông của bà mẹ (p <0,05). Bà mẹ có kiến thức tốt về phòng bệnh tay chân miệng ở thị trấn chiếm tỷ lệ cao ở xã và tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 0,4. Bà mẹ là dân tộc Kinh có kiến thức tốt về phòng bệnh tay chân miệng chiếm tỷ lệ cao hơn so nhóm dân tộc khác, tỷ suất chênh chỉ ra sự khác biệt của hai tỷ lệ là 3,5. Những bà mẹ làm nghề nông dân có kiến thức tốt về phòng bệnh tay chân miệng thấp hơn những bà mẹ làm nghề buôn bán, nội trợ, cán bộ, công nhân, viên chức lao động, đồng thời những bà mẹ nghe truyền thông về phòng bệnh tay chân miệng cũng có kiến thức tốt hơn những bà mẹ không nghe truyền thông.
           Kết quả trên tương đối phù hợp với nghiên “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh năm 2012 của Nguyễn Tri Khoa”, “Kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở các trường mẫu giáo tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2012, của Nguyễn Văn Tuyền”, “Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012 – 2013 của Phạm Phuơng Trân”, “Kiến thức, thái độ, thực hành và mối liên quan của các bà mẹ về phòng chóng tay chân miệng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, năm 2012 của Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm (Y Học Tp. Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 4, năm 2012) và nghiên cứu “Khảo sát kiến thức và hành vi của các bà mẹ có con được chẩn đoán bệnh tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2013 của Nguyễn Tuyết Nhanh, Trần Thị Giang, Lê Kim Thoa”
4.4.2. Yếu tố liên quan giữa hành vi và đặc tính chung của bà mẹ
           Có sự khác biệt giữa hành vi đúng của bà mẹ về bệnh tay chân miệng ở nhóm tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi và trên 25 tuổi. Tỷ lệ bà mẹ ở nhóm tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi có hành vi đúng về bệnh tay chân miệng nhiều hơn gấp 2,5 lần những bà mẹ ở nhóm tuổi trên 25 tuổi có hành vi đúng về bệnh tay chân miệng và bà mẹ có trình độ học vấn từ Trung học Phổ thông trở lên có hành vi đúng về bệnh tay chân miệng cao gấp 0,6 lần những bà mẹ có trình độ thấp hơn và sự khác biệt của hai nhóm này có ý nghĩa thống kê. Kết quả trên cũng cho ta thấy có 89,8% bà mẹ rửa tay đúng cách có hành vi đúng về phòng bệnh tay chân miệng và có 57,9% rửa tay không đúng cách dẫn đến hành vi sai về phòng bệnh tay chân miệng và sự khác biệt của hai nhóm này thật sự có ý nghĩa thống kê. Đúng như thế, hiện nay hành vi của mỗi con người còn ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội, những yếu tố về cá nhân như tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế... và những yếu tố về tâm lý như: nhận thức, niềm tin và hành vi của họ về phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng, đặc biệt là những hành vi đúng của các bà mẹ có con dưới năm tuổi về bệnh tay chân miệng hiện nay tại huyện Cái Nước là việc làm hết sức quan trọng và đem lại hiệu quả cao trong việc phòng bệnh tay chân miệng một cách chủ động trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu này đã gợi ý cho tác giả xác định được vai trò và hành vi của đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hình thành quyết định phương thức tuyên truyền phù hợp từng đối tượng nhằm hạn chế lây lan bệnh tay chân miệng trong cộng đồng.
           Kết quả nghiên cứu trên tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh năm 2012 của Nguyễn Tri Khoa”, “Kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở các trường mẫu giáo tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2012, của Nguyễn Văn Tuyền”, “Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012 – 2013 của Phạm Phuơng Trân” và “Kiến thức, thái độ, thực hành và mối liên quan của các bà mẹ về phòng chóng tay chân miệng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, năm 2012 của Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm (Y Học Tp. Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 4, năm 2012)
4.4.3. Yếu tố liên quan giữa kiến thức và hành vi của bà mẹ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và hành vi của các bà mẹ có con dưới năm tuổi về  phòng bệnh tay chân miệng (p <0,05). Trong đó những bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh tay chân miệng dẫn đến hành vi đúng là 67,9% và những bà mẹ có kiến thức không đúng dẫn đến hành vi sai là 83,5%.
           Từ thống kê trên cho thấy, hiện nay trong nhân dân, đặc biệt là những bà mẹ có con dưới năm tuổi có kiến thức đúng về bệnh tay chân miệng nhưng chưa cao, từ đó hành vi của họ về phòng bệnh tay chân miệng chưa đúng còn cao. Như vậy, chúng ta không những nâng cao kiến thức cho người dân mà cần cụ thể hóa bằng hành động để có hành vi đúng, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng trong thời gian tới. “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh năm 2012 của Nguyễn Tri Khoa”, “Kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở các trường mẫu giáo tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2012, của Nguyễn Văn Tuyền”, “Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012 – 2013 của Phạm Phuơng Trân”, “Kiến thức, thái độ, thực hành và mối liên quan của các bà mẹ về phòng chóng tay chân miệng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, năm 2012 của Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm (Y Học Tp. Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 4, năm 2012) và nghiên cứu “Khảo sát kiến thức và hành vi của các bà mẹ có con được chẩn đoán bệnh tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2013 của Nguyễn Tuyết Nhanh, Trần Thị Giang, Lê Kim Thoa”.

KẾT LUẬN
Qua khảo sát kiến thức, hành vi và mối liên quan của 380 bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng tại huyện Cái Nước năm 2014, chúng tôi ghi nhận:
* Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh tay chân miệng là 71,3%
* Tỷ lệ bà mẹ có hành vi đúng về phòng bệnh tay chân miệng là 53,2%
* Yế tố liên quan giữa kiến thức và hành vi của bà mẹ về phòng bệnh tay chân miệng
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chung và hành vi chung của các bà mẹ có con dưới 05 tuổi về phòng bệnh tay chân miệng (p <0,05). Trong đó những bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh tay chân miệng dẫn đến hành vi đúng là 67,9% và những bà mẹ có kiến thức sai dẫn đến hành vi sai là 83,5%.
- Có sự khác biệt giữa bà mẹ có kiến thức tốt về phòng bệnh tay chân miệng ở thị trấn và ở xã; giữa dân tộc Kinh và dân tộc khác; giữa làm nghề nông dân và nghề khác; giữa có nghe truyền thông và không nghe truyền thông (p <0,05)
- Có sự khác biệt giữa bà mẹ có hành vi đúng về bệnh tay chân miệng ở lứa tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi và  trên 25 tuổi và giữa trình độ học vấn dưới Trung học Phổ thông và trên Trung học Phổ thông; giữa bà mẹ rửa tay đúng cách có hành vi đúng và rửa tay sai cách dẫn đến hành vi sai về phòng bệnh tay chân miệng (p <0,05).



KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có vài kiến nghị sau:
1. Ngành Y tế phối chặt chẽ với các ngành chức năng và chính quyền địa phương, tăng cường giáo dục sức khỏe về bệnh tay chân miệng trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng các bà mẹ có con dưới 05 tuổi
2. Ngành giáo dục cần đưa giáo dục phòng bệnh tay chân miệng vào học đường thường xuyên hơn, đặc biệt là các điểm trường mầm non, mẫu giáo...