Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Kế hoạch năm 2013

SỞ Y TẾ CÀ MAU
TRUNG TÂM Y TẾ CÁI NƯỚC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
            Số: 01/KH-TTYT                               
Cái Nước, ngày 01 tháng 01 năm 2013

KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG Y TẾ NĂM 2013
 


        Năm 2012 Trung tâm Y tế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của Ngành giao phó. Đó là một phần thành quả to lớn của toàn thể cán bộ công chức, viên chức lao động Trung tâm Y tế, cùng với sự góp sức của cả hệ thống chính trị xã hội và toàn thể nhân dân. Để giữ vững thành tích trên, trong năm 2013 Trung tâm Y tế Cái Nước tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau:
        I. THÔNG TIN CHUNG
- Diện tích tự nhiên                    : 41.709,37 ha
- Dân số trung bình                   : 141.119 người
- Số hộ                                              : 32.340 hộ
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên       : 1,11%
- Trẻ em dưới 1 tuổi                   : 2.300 trẻ
- Tổng số trạm y tế xã, thị trấn  : 11 trạm Y tế
- Tổng số khóm, ấp                   : 93 ấp
- Tổng số khoa, phòng trực thuộc             : 07 khoa, phòng
- Số trạm Y tế có bác sỹ            : 100%
- Xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế        : 05 xã
- Khóm, ấp có cán bộ Y tế phục vụ    : 100%
          II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
          1. Kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ, mạng lưới Y tế xã, ấp, cơ sở vật chất, thuốc, hóa chất và trang thiết bị Y tế cơ bản, phục vụ tốt công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh.
          2. Thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu các chương trình Y tế Quốc gia và các Dự án, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, An toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích...
          3. Chủ động khống chế không để xảy ra dịch lớn, nhất là đối với sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm A (H5N1, H1N1), sốt rét và giảm đến mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm, đồng thời không để xảy ra dịch như bệnh tả, tiêu chảy…
          4. Quản lý và thực hiện có hiệu quả hoạt động phòng chống các bệnh xã hội, HIV/AIDS.
          5. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, kết hợp điều trị có hiệu quả giữa Y học hiện đại với Y học Cổ truyền tại các trạm Y tế xã, thị trấn.
          6. Phấn đấu 03 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế giai đoạn 2011-2020 vào năm 2013 và 30% xã đạt chuẩn Tiên tiến về Y học Cổ truyền.
7. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa Y tế, kêu gọi các Ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, chính trị, chính quyền địa phương, các cá nhân và toàn thể nhân dân tham gia thực hiện trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
          8. Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở nhiều góc độ khác nhau, có nhiều mô hình, hay việc làm thiết thực, ở từng cán bộ, viên chức góp phần nâng cao Y đức, phục vụ sức khỏe nhân dân.
          III. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP CƠ BẢN
1. Công tác dự phòng
1.1. Công tác phòng chống dịch bệnh
* Mục tiêu: Giám sát dịch tễ, phát hiện sớm, chủ động dập tắt dịch kịp thời, kiên quyết không để xảy ra dịch lớn, nhất là các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, cúm A (H5N1, H1N1)…
* Giải pháp
          - Củng cố Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp. Ngành Y tế tham mưu cho UBND cấp huyện, xã và ký kết hợp đồng trách nhiệm trong việc phòng chống dịch; đồng thời phối kết hợp với các đơn vị Y tế trên địa bàn, các ban, ngành, đoàn thể tham gia chỉ đạo và thực hiện công tác phòng chống dịch.
          - Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch, bệnh ngay đầu năm đến các trạm Y tế xã, thị trấn
- Dự trù đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, kinh phí, nhân lực, kịp thời phát hiện và dập tắt ngay khi có dịch xảy ra
- Thành lập các đội phòng chống dịch lưu động, sẵn sàng ứng cứu khi có dịch bệnh, thiên tai, thảm hoạ.
- Giám sát véc tơ truyền bệnh định kỳ ở các vùng trọng điểm, khoanh vùng, cách ly và xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra.
- Duy trì thực hiện tốt các mô hình hay trong công tác phòng chống dịch bệnh (mô hình ấp không có lăng quăng, nuôi cá 7 màu…)
          - Tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của hệ thống chuyên ngành về chuyên môn, nghiệp vụ và sự tham gia, ủng hộ của cộng đồng để từng bước xã hội hóa công tác phòng chống dịch bệnh.
1.2. Các chương trình mục tiêu
          1.2.1 Chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy           hiểm và HIV/AIDS
1.2.1.1. Dự án phòng chống Lao
* Mục tiêu: Tăng cường công tác khám phát hiện bệnh lao để khống chế nguồn lây, giảm nguy cơ kháng thuốc. Tăng cường trách nhiệm và sự hiểu biết của cộng đồng về công tác phòng chống lao. Phát hiện 70% nguồn lây lao mới, chất lượng quản lý DOTS.
* Các giải pháp: Không ngừng củng cố mạng lưới quản lý và điều trị có kiểm soát, ổn định nhân lực làm công tác phòng chống lao tại Trung tâm và các trạm Y tế xã. Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Cán bộ chuyên trách chương trình, nâng cao chất lượng giám sát tuyến xã. Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phòng chống các Bệnh xã hội, Trung tâm PC HIV/AIDS, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cái Nước trong công tác tầm soát, quản lý và điều trị lao/HIV, HIV/lao. Đẩy mạnh hoạt động công tác tầm soát lao tại Trung tâm và trạm Y tế xã. Đa dạng hóa công tác truyền thông, tư vấn cho những bệnh nhân nghi lao làm xét nghiệm đàm để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, ngăn chặn nguồn lây.
1.2.1.2. Dự án Phòng chống phong:
* Mục tiêu: Hạ thấp tỷ lệ bệnh phong mới dưới 01/100.000 dân và tỷ lệ bệnh phong lưu hành dưới 0,2/10.000 dân. Phấn đấu 100% bệnh nhân phong bị tàn tật được hướng dẫn chăm sóc điều trị, khắc phục các di chứng để tái hòa nhập với cộng đồng. Điều trị có hiệu quả các bệnh về da và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cùng tuyến tỉnh phấn đấu thực hiện thành công loại trừ bệnh phong.
* Các giải pháp: Tuyên truyền giáo dục những kiến thức cơ bản về bệnh phong cho nhân dân dưới nhiều hình thức. Khám sàng lọc tại 02 xã trọng điểm, duy trì khám định kỳ tiếp xúc lồng ghép với các chương trình Y tế khác để phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời, đúng phác đồ điều trị. Tổ chức tập huấn cho cán bộ từ huyện đến nhân viên Y tế khóm, ấp để nâng cao kiến thức chuyên môn. Quản lý chặt chẽ các trường hợp có phản ứng phong để theo dõi và điều trị kịp thời. Phối hợp với các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học để nói chuyện tuyên truyền về phòng chống bệnh phong.
1.2.1.3. Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng:
* Mục tiêu: Phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh nhân tâm thần mới phát hiện. Phấn đấu đưa tất cả bệnh nhân tâm thần trong cộng đồng vào chương trình quản lý, nâng cao hiệu quả điều trị phục hồi chức năng giúp họ tham gia lao động sản xuất tái hòa nhập cộng đồng. 100% xã, thị trấn được duy trì quản lý và chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng theo chuẩn quốc gia.
* Các giải pháp: Tiếp tục triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng, củng cố khoa phòng chống các bệnh xã hội. Tăng cường khám phát hiện và công tác quản lý bệnh tại các xã. Thực hiện tốt công tác vãng gia và giám sát chương trình, đặc biệt là công tác quản lý thuốc tại các trạm Y tế. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn gia đình người bệnh làm công tác chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần. Vận động và đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng.
1.2.1.4. Dự án phòng chống HIV/AIDS:
* Mục tiêu: Hạn chế tốc độ lây truyền HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, phấn đấu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,2% trong cộng đồng. Ngăn chặn hành vi nguy cơ cao làm tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS. Thực hiện tốt việc giám sát phát hiện và giám sát trọng điểm.
* Các giải pháp: Tăng cường củng cố mạng lưới giám sát từ huyện đến xã, tổ chức tư vấn trước - trong và sau xét nghiệm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống nhiễm HIV/AIDS cho cộng đồng. Nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS nói chung và các đối tượng có hành vi nguy cơ cao nói riêng. Thực hiện nghiêm túc quy định phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cơ sở Y tế.
1.2.1.5. Dự án phòng chống sốt rét
* Mục tiêu: Giảm 5% số mắc so với năm 2011, không để xảy ra dịch và tử vong do sốt rét.
* Các giải pháp: Tuyên truyền toàn dân phòng chống sốt rét, dùng các biện pháp dân gian diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy dựa vào cộng đồng. Tích cực giám sát dịch tễ, mật độ côn trùng tại Trần Thới, mỗi tháng một lần. Giám sát dịch tễ sốt rét trên địa huyện mỗi tháng một lần. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các cụm kính hiển vi mỗi quý 01 lần. Phối hợp tuyến tỉnh hướng dẫn cập nhật kiến thức điều trị cho đối tượng hành nghề Y tư nhân, Y tế khóm ấp. Lồng ghép chương trình mục tiêu Quốc gia với dự án QTC PCSR để tập huấn, đào tạo, cấp mùng, phun tẩm hoá chất... Điều trị đúng phát đồ của Bộ Y tế quy định.
1.2.1.6. Dự án phòng chống sốt xuất huyết
* Mục tiêu: Không để bệnh sốt xuất huyết xảy ra thành dịch lớn không để tử vong do đến cơ sở Y tế chậm trễ, giảm 30% số mắc so với cùng kỳ.
* Các giải  pháp
- Phối hợp huấn luyện, tuyên truyền thực hiện đúng “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue” của Bộ Y tế. Chuẩn bị tốt cơ số thuốc, hoá chất, trang thiết bị cho công tác phòng chống sốt xuất huyết khi có dịch xảy ra. Tăng cường hệ thống giám sát, báo dịch và triển khai kịp thời, có chất lượng các biện pháp phòng, chống dịch chủ động.
- Ký hợp đồng trách nhiệm giữa chính quyền các cấp với Ngành Y tế. Củng cố Ban chỉ đạo Phòng chống sốt xuất huyết từ huyện đến xã, thị trấn. Xây dựng mô hình “Ấp không có lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết” (02 ấp/xã). Phối hợp chặt chẽ Chính quyền - Y tế - Giáo dục trong công tác triển khai chiến dịch diệt lăng quăng.
- Nâng cao nhận thức của nhân dân về bệnh sốt xuất huyết, hướng dẫn cho mọi người biết cách phát hiện dấu hiệu cơ bản của bệnh và tham gia phòng chống dịch bằng các biện pháp dân gian.
- Các cấp Chính quyền trực tiếp chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các Ban, ngành, đoàn thể phối hợp với Y tế trong các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng.
1.2.1.7. Dự án tiêm chủng mở rộng
* Mục tiêu: Tiêm chủng miễn dịch đầy đủ đạt trên 95%; Thực hiện đạt các chỉ tiêu tiêm chủng cho từng loại đối tượng, giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đảm bảo an toàn trong tiêm chủng và tiêm đầy đủ 08 loại Vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ, bại liệt, sởi). Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi năm 2012.
* Các giải pháp: Tăng cường công tác kiểm tra báo cáo thường xuyên, tập huấn cho Cán bộ chuyên trách từ huyện đến xã, thị trấn. Củng cố các điểm tiêm chủng cố định, triển khai những điểm tiêm ngoài Trạm ở những nơi địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn vào các chiến dịch, cần có sự duy trì bảo đảm đầy đủ vắc xin, bơm kim tiêm và dây chuyền lạnh phục vụ cho việc tiêm chủng. Tuyên truyền giáo dục cho toàn dân hiểu rõ lợi ích tiêm chủng mở rộng. Thực hiện tiêm chủng hàng tháng đồng loạt trên địa bàn toàn huyện từ ngày 01 – 06 dương lịch. Các mũi tiêm phải đảm bảo là mũi tiêm an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất các phản ứng phụ sau tiêm, không có trường hợp phản ứng sau tiêm do thủ thuật tiêm.
1.2.1.8. Dự án Phòng chống bệnh đái tháo đường
* Mục tiêu
- Đẩy mạnh công tác truyền thông từng bước làm thay đổi nhận thức, hành vi, lối sống, dinh dưỡng và luyện tập trong cộng đồng.
- Phấn đấu >50% người dân trong cộng đồng hiểu biết về bệnh Đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ đến sức khỏe do bệnh đái tháo đường gây ra.
- Quản lý và tư vấn >80% bệnh nhân Đái tháo đường sau khi khám sàng lọc, giảm nhẹ các biến chứng do đái tháo đường gây ra.
* Các giải pháp
- Tập huấn trang bị kiến thức cho cán bộ phụ trách tuyến xã có triển khai dự án, phát huy phòng tư vấn tại Trung tâm.
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức sâu rộng trong cộng đồng để mọi người hiểu biết về căn bệnh Đái tháo đường. Hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường”.
- Tổ chức khám sàng lọc, giám sát, quản lý và tư vấn cho bệnh nhân đái tháo đường và các đối tượng có yếu tố nguy cơ để làm giảm tỷ lệ mắc mới về bệnh đái tháo đường.
1.2.2. Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm
* Mục tiêu: Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên kiểm tra giám sát các cơ sở kinh doanh, chế biến lương thực, thực phẩm. Nâng cao năng lực quản lý, kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm (trên 30 người/vụ). Đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm đến tận Y tế cơ sở và người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm theo phân cấp quản lý.
* Các giải pháp
          - Tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp hoạt động. Phối hợp đài tuyền thanh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về kiến thức phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Xây dựng mô hình điểm vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại thị trấn. Triển khai tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ ngày 15/4 - 15/5/2012. Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở buôn bán, sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm. Mở các lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả các đối tượng tiếp xúc với thực phẩm.
- Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác quản lý và kiểm nghiệm VSATTP tại tuyến huyện được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và 90% cán bộ làm công tác VSATTP tại tuyến xã được tham dự các lớp tập huấn các kỹ năng thực hành và kiểm tra test nhanh phát hiện ô nhiễm thực phẩm.
- Phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cái Nước để thu thập, điều tra số liệu ngộ độc và báo cáo kịp thời.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm phân cho người tham gia chế biến, kinh doanh thực phẩm.
1.3. Chương trình Y tế khác
1.3.1. Phòng chống Bướu cổ
* Mục tiêu: Nâng cao tỷ lệ phủ muối Iode tại các hộ gia đình, quản lý các cơ sở kinh doanh, phân phối để các sản phẩm có Iode cung cấp cho cộng đồng đảm bảo chất lượng. Hạ thấp: Tỷ lệ thiếu hụt Iode, trẻ em mắc bướu cổ, 8-10 tuổi < 0,5%.
* Các giải pháp: Tổ chức tập huấn cho Cán bộ chuyên trách, thực hiện giám sát thường quy muối Iode theo hướng dẫn của tỉnh. Phối hợp với các ban ngành có liên quan tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân hiểu biết tầm quan trọng của việc dùng muối Iode. Tuyên truyền về phòng chống các rối loạn thiếu Iode cho học sinh các trường tiểu học. Thực hiện giám sát thường quy tại hộ gia đình và cơ sở buôn bán, kinh doanh. Tổ chức mít tinh vận động nhân dân sử dụng muối Iode nhân Tháng truyền thông toàn dân dùng muối.
1.3.2. Chương trình dinh dưỡng Vitamine A
* Mục tiêu: Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 15%; cải thiện tình trạng dinh dưỡng, trước hết là trẻ em và bà mẹ đang nuôi con nhỏ và chăm sóc dinh dưỡng hợp lý. Góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi liên quan đến thiếu Vitamine A trong cộng đồng.
* Các giải pháp: Củng cố hệ thống quản lý chương trình từ huyện đến xã. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân hiểu và tích cực tham gia, nhất là 02 vòng chiến dịch vào tháng 06 và tháng 12. Duy trì công tác giám sát trẻ dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng theo chỉ đạo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh. Phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”. Phối hợp với ngành giáo dục đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng vào trường học, nhất là khối mầm non. Cùng tuyến tỉnh triển khai thực hiện đạt hiệu quả dự án A và T ở 07 xã.
1.3.3. Phòng chống bệnh nghề nghiệp
* Mục tiêu: Phấn đấu nắm, quản lý được các bệnh nghề nghiệp trên địa bàn và từng bước cùng ngành chức năng tiến tới giảm dần tỷ lệ mắc một số bệnh nghề nghiệp để nâng cao sức khỏe của người lao động.
* Các giải pháp
- Tăng cường công tác thông tin giáo dục, truyền thông cho người lao động, người sử dụng lao động và cán bộ Y tế về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp theo chỉ đạo của tuyến trên.
- Xây dựng và thực hiện mô hình can thiệp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở chế biến thủy sản trong huyện (ít nhất 02 cơ sở).
- Phối hợp hỗ trợ và tăng cường giám sát môi trường lao động, kiểm soát hiệu quả các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động, giám sát mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
- Quản lý và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động.
1.3.4. Công tác Y tế lao động - Phòng chống tai nạn thương tích
* Mục tiêu: Tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, tăng cường quản lý sức khỏe người lao động, tai nạn lao động, giám sát tình hình tai nạn thương tích,
* Các giải pháp: Hưởng ứng tuyên truyền “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nỗ” từ ngày 16 – 23/3/2012. Nâng cao sự nhận thức tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, thay đổi hành vi nếp sống phù hợp nhằm hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo tính mạng cho người lao động. Quản lý sức khỏe công nhân lao động các nhà máy, công ty, xí nghiệp trên địa bàn theo phân cấp, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần. Tổ chức thu thập số liệu về tai nạn thương tích và tổng hợp báo cáo kịp thời.
1.3.5. Công tác Y tế trường học - Nha học đường
* Mục tiêu: Duy trì thực hiện tốt chỉ thị số 23/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác Y tế trong các trường học.
* Các giải pháp: Tăng cường tuyên tuyền giáo dục trong học sinh về vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường học, phòng chống dịch, bệnh… Phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Y tế trường học, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong trường học. Chú ý tuyên truyền giáo dục kiến thức phòng tránh các bệnh răng miệng (hướng dẫn học sinh ngậm Fluor mỗi tuần/lần tại trường) đồng thời củng cố các Phòng nha cố định.
1.3.6. Công tác Phòng chống thảm họa, thiên tai
* Mục tiêu: Chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị sẵn sàng cứu hộ kịp thời theo lĩnh vực ngành, chủ động phòng chống dịch bệnh do thảm họa thiên tai gây ra (nếu có).
* Các giải pháp: Thành lập đội đặc nhiệm của đơn vị, kết hợp với đội cứu hộ của huyện sẵn sàng đến vùng có thiên tai, thảm hoạ. Chuẩn bị thuốc, hóa chất, thiết bị, kể cả kinh phí phòng chống dịch bệnh do thiên tai, thảm họa gây nên và hướng dẫn nhân dân xử lý môi trường, nguồn nước, súc vật chết… 
1.3.7. Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK)
Nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục sức khoẻ. Đa dạng hoá cả nội dung lẫn hình thức TTGDSK. Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức TTGDSK. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác này. Phát triển số lượng và nội dung tin, bài TTGDSK bằng nhiều hình thức, chú trọng nội dung tuyên truyền trực tiếp và các loa phóng thanh tại huyện và trạm Y tế nhằm nâng cao nhận thức của người dân, để họ tự thay đổi hành vi có hại bằng hành vi có lợi cho sức khỏe, chủ động phòng chống dịch bệnh, tự bảo vệ sức khỏe bản thân và tích cực tham gia công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
2. Công tác khám chữa bệnh
2.1. Khám chữa bệnh
* Mục tiêu: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, từ trung tâm đến trạm Y tế xã, thị trấn. Kết hợp Y học Hiện đại với Y học Cổ truyền trong khám chữa bệnh. Thường xuyên giáo dục Y đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên Y tế đối với bệnh nhân và thân nhân người bệnh. Đảm bảo mọi người dân được hưởng các quyền lợi bảo vệ chăm sóc sức khỏe tốt hơn; công suất sử dụng giường bệnh 100%.
* Biện pháp
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm Y tế. Tăng cường công tác vệ sinh, trật tự để các cơ sở khám chữa bệnh khang trang, sạch đẹp. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN và các nguồn thu hợp pháp khác để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến xã. Phối hợp Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cái Nước chỉ đạo tuyến định kỳ và tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tiếp tục tuyên truyền thực hiện Luật khám, chữa bệnh đến các đơn vị và tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân hiểu và thực hiện đúng luật.
- Quan tâm chỉ đạo các trạm Y tế  trong việc thực hiện các quy định, quy chế của ngành.
- Phối hợp với Bệnh viện giải quyết những vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT để giảm phiền hà cho các đối tượng có BHYT khi đến khám bệnh và dễ dàng trong việc thanh quyết toán của các trạm Y tế.
- Phát động các phong trào thi đua trong khám chữa bệnh, phục vụ người bệnh; nêu cao tinh thần Y đức; tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Đặc biệt trong mọi điều kiện luôn đảm bảo trực 24/24 giờ sẵn sàng khám, cấp cứu cho người bệnh.
2.2. Công tác Y dược học Cổ truyền - Phục hồi chức năng
* Mục tiêu
- Củng cố hệ thống khám chữa bệnh bằng Đông Y và vườn thuốc nam ở các trạm Y tế xã, thị trấn. Phát huy khám, chẩn trị bằng phương pháp Y học Cổ truyền.
- Nâng cao chất lượng phục hồi chức năng cho người tàn tật và người có nhu cầu phục hồi chức năng, điều được hướng dẫn.
- Phấn đấu năm 2012 có 03 xã được công nhận tiên tiến về Y học Cổ truyền.
* Chỉ tiêu: Tuyến xã: 100% xã, thị trấn có cán bộ Đông y là Lương y và Vườn thuốc nam mẫu theo quy định. Có trên 20% số lần khám chuyên khoa Y học Cổ truyền/tổng số lần khám tại trạm trong năm.
* Biện pháp: Đào tạo Y bác sỹ chuyên khoa Đông y, phối hợp với Hội Đông y của huyện trong việc quản lý những người hành nghề bằng Y học Cổ truyền. Đào tạo cán bộ chuyên khoa phục hồi chức năng, từng bước triển khai chương trình phục hồi chức năng tại các khóm, ấp và gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tàn tật. Duy trì hoạt động phòng tập chăm sóc trẻ em khuyết tật tại xã Trần Thới.
3. Công tác Dược và trang thiết bị Y tế
- Xây dựng danh mục thuốc thiết yếu cho tuyến xã phù hợp tình hình bệnh tật tại địa phương, thuốc, hóa chất phòng chống dịch bệnh.
- Quản lý, kiểm tra thường xuyên công tác bảo quản, cấp phát thuốc điều trị các chương trình mục tiêu, dự án ... và việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý từ huyện đến xã, chú ý chấn chỉnh hoạt động cung ứng thuốc, quầy thuốc trạm Y tế.
- Trong mọi điều kiện luôn đảm bảo thuốc, hóa chất cho công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, bảo lụt khi xảy ra.
- Quản lý thuốc nghiện và hướng tâm thần đã cấp cho trạm Y tế, báo cáo đầy đủ kịp thời đúng quy định.
- Xem xét bổ sung một số trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và chống dịch tại Trung tâm và các trạm Y tế xã, thị trấn.
4. Y tế cơ sở
* Mục tiêu: Tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng thực hiện đề án “Chuẩn quốc gia về Y tế xã năm 2012”. Phát động rộng rãi và phấn đấu thực hiện tốt các tiêu chí về sức khỏe trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “làng văn hoá sức khỏe”, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới liên quan đến ngành; 40% trạm Y tế xã có 02 bác sĩ.
* Biện pháp: Tiếp nhận đào tạo bổ sung nguồn nhân lực như: Bác sỹ, xét nghiệm, nhân viên Y tế khóm ấp, đảm bảo cơ cấu cán bộ theo đúng quy định. Nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của đảng ủy, chính quyền các cấp. Đầu tư ngân sách đảm bảo chi thường xuyên cho hoạt động của trạm Y tế.
* Công tác chỉ đạo tuyến y tế cơ sở
- Trung tâm Y tế là đơn vị chủ đạo, kết hợp với các đơn vị Y tế trên địa bàn, ra quyết định thành lập đoàn, xây dựng kết hoạch lãnh, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trạm Y tế các xã, thị trấn thực hiện tốt mục tiêu các chương trình Y tế Quốc gia, công tác phòng chống dịch bệnh, công an toàn về sinh thực phẩm, các bệnh xã hội, công tác Dân sô – Kế hoạch hóa gia đình, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Duy trì thực hiện việc kiểm tra, chỉ đào tuyến thường xuyên mỗi quý/01 lần, có sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm
- Trạm Y tế các xã, thị trấn chuẩn bị bảng điểm theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế và các thành viên trong đoàn kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn đến kiểm tra và làm việc
5. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
* Mục tiêu
- Thực hiện Thông tư 08 của Bộ Y tế về tổ chức mạng lưới Y tế ở địa phương và chính sách đối với Y tế cơ sở, điều chỉnh quy hoạch cán bộ để đáp ứng yêu cầu thực tế của từng đơn vị. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ về mọi mặt, ưu tiên đào tạo cán bộ đại học, chuyên khoa, cho Y tế xã, phấn đấu đến cuối năm 2013 80% trạm Y tế đều có 02 bác sỹ.
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, chọn những đề tài sau khi được Sở Y tế công nhận triển khai ứng dụng thiết thực vào thực tế tại đơn vị. Năm 2012 tổ chức nghiên cứu và báo cáo một đề tài nghiên cứu khoa học và trên 10 sáng kiến từ Trung tâm đến trạm Y tế.
* Biện pháp: Tăng cường đào tạo sau đại học; đào tạo cán bộ chuyên khoa, đào tạo y sĩ, dược sĩ lên đại học.
- Trình Sở Y tế phê duyệt Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để triển khai thực hiện nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tế của ngành đến 2015 và tầm nhìn 2020. Phân công cán bộ có năng lực thực hiện nghiên cứu và cử cán bộ tập huấn, học tập nghiên cứu về lĩnh vực Y tế dự phòng.
- Phối hợp cùng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau đào tạo 01 lớp nhân viên Y tế khóm, ấp giai đoạn II và giai đoạn III.
6. Công tác kế hoạch tài chính
6.1. Kế hoạch
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ Kế hoạch, thống kê báo cáo cho các trạm Y tế. Giám sát việc thực hiện kế hoạch năm 2012, các chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, các chính sách Quốc gia về Y tế.
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất hàng năm đối với các khoa phòng trực thuộc và trạm Y tế xã, thị trấn. Duy trỉ 100% các khoa phòng và trạm Y tế có nối mạng Internet và sử dụng có hiệu quả, từng bước quản lý thông tin Y tế qua mạng, nối kết và gửi báo cáo bằng Email đến trạm Y tế.
6.2. Tài chính
- Công khai ngân sách ngay từ đầu năm của đơn vị, quản lý tốt các nguồn thu: Dịch vụ , lệ phí, v.v… thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo thực hiện thu chi ngân sách đúng nguyên tắc, giám sát chặt chẽ và thực hiện đúng Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, điều hành sử dụng kinh phí của đơn vị và các trạm Y tế, đặc biệt là kinh phí hoạt động và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân vì mục tiêu sức khoẻ cộng đồng, để nâng cao công tác truyền thông, bổ sung một số thiết bị cần thiết cho trạm y tế, theo quy định của nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Các khoa, phòng trực thuộc, trạm Y tế xã, thị trấn căn cứ vào kế hoạch năm 2012 và những nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thuộc lĩnh vực đơn vị quản lý, tập trung khai thác các nguồn lực; quản lý chặt chẽ tài chính, chi tiêu tiết kiệm có hiệu quả.
- Đẩy mạnh xã hội hóa Y tế, giáo dục cán bộ, viên chức đơn vị tự rèn luyện, thấm nhuần và thực hiện tốt 12 điều Y đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Năm 2012, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cũng còn không ít khó khăn, thách thức như: tác động xấu của môi trường, dịch bệnh diển biến phức tạp... Kinh tế ngày phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, đòi hỏi Ngành Y tế phải nỗ lực phấn đấu và phát huy truyền thống tinh thần đoàn kết, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có và các nguồn lực; vận động nhân dân tích cực tham gia các phong trào Y tế, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển giống nòi và phát triển kinh tế xã hội.
          Trên đây là kế hoạch hoạt động của Trung tâm Y tế Cái Nước năm 2013./.


GIÁM ĐỐC




Nơi nhận:                                                                                           
- Sở Y tế;                                                                              
- UBND huyện;              
- Các khoa, phòng trực thuộc;
- Các trạm Y tế xã, thị trấn;                                                                                                            
- Lưu VT, HC-TH.
                  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét