Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Đề cương NCKH_Khảo sát kiến thức, thực hành và mối liến quan về phòng lây nhiễm lao phổi trong cộng đồng của bệnh nhân lao tại huyện Cái Nước năm 2014

ĐẶT VẤN ĐỀ

            Bệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm nay, trên thế giới chưa bao giờ và không có một quốc gia nào, một khu vực nào, một dân tộc nào không có người mắc bệnh lao và chết do lao. Do sự phát minh các thuốc hóa học chống lao khiến việc chữa lao đơn giản hơn và hiệu qủa hơn, đồng thời đã phát sinh tâm trạng lạc quan của y giới, đã làm lãng quên căn bệnh nguy hiểm này. Ngày nay, bệnh lao đang xuất hiện trở lại và cùng với đại dịch HIV/AIDS trở thành một trong những căn nguyên gây mắc bệnh và tử vong chủ yếu, đặc biệt tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam; bệnh lao không những gây tổn hại cho sức khỏe, thu nhập cá nhân người bệnh mà còn gây tổn thất đến kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi gia đình, cộng đồng và cả quốc gia [5].
            Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính hàng năm có khoảng 1,7 triệu người trên thế giới tử vong do lao, tức là khoảng 4.700 người tử vong mỗi ngày vì lao, về số người mới mắc hàng năm ước tính khoảng 9,4 triệu và có khoảng 0,5 triệu bệnh nhân mắc lao đa kháng thuốc với tỷ lệ 3,3% trong số bệnh nhân lao mới mắc. Theo điều tra lớn nhất của Tổ chức Y tế thế giới năm 2010, tỷ lệ lao đa kháng thuốc cao nhất ở một số khu vực thuộc Liên Xô cũ, tới 28% số bệnh nhân lao mới và nguy hiểm hơn là bệnh lao siêu kháng đã xuất hiện trên 58 Quốc gia, trong đó có Việt Nam [39], [27], [35].
Tại Việt Nam, bệnh lao còn phổ biến và ở mức độ trung bình cao, xếp thứ 12 trong 22 nước có số lượng bệnh nhân lao cao nhất thế giới và thứ 14 trong 27 nước có tình hình lao đa kháng và siêu kháng cao trong khu vực Tây - Thái Bình Dương, đồng thời đứng thứ ba sau Trung quốc và Philipinnes về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm. Hàng năm ước tính có thêm 180.000 bệnh nhân lao, trong đó có khoảng 6000 bệnh nhân lao đa kháng và khoảng 7400 bệnh nhân lao/HIV, tuy nhiên chúng ta mới chỉ phát hiện được khoảng 60% số bệnh nhân ước tính tức là trên dưới 100.000 bệnh nhân mỗi năm [27], [35], [36]
Trong những năm qua, công tác phòng, chống bệnh lao huyện Cái Nước được đẩy mạnh tại các tuyến, nhiều bệnh nhân lao được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh lao phổi hàng năm vẫn còn xảy ra khá phổ biến và tìm ẩn trong cộng đồng mà ngành y tế chưa tầm soát phát hiện được, mặt khác Cái Nước là huyện vùng nông thôn sâu, cách xa trung tâm tỉnh, sông ngòi chằn chịt, giao thông đi lại được phát triển rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi người dân giao lưu, trình độ dân trí một bộ phận người dân vẫn còn thấp, ý thức phòng bệnh chưa cao, đặc biệt là ý thức phòng chống bệnh lao phổi trong cộng đồng đối với những bệnh nhân mắc bệnh lao hiện nay. Tuy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh lao nhưng tìm hiểu về kiến thức và thực hành về phòng nhiễm bệnh lao phổi cho người khác của bệnh nhân lao phổi vẫn rất cần thiết đặc biệt là ở địa bàn huyện Cái Nước.
Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh lao phổi trong huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung, đề tài được thực hiện với các mục tiêu như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Khảo sát kiến thức, thực hành và mối liên quan về phòng chống lây nhiễm lao phổi trong cộng đồng của bệnh nhân lao phổi tại huyện Cái Nước năm 2014
2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỷ lệ bệnh nhân lao phổi có kiến thức và thực hành đúng về phòng ngừa lây nhiễm lao phổi trong cộng đồng tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2014.
- Tìm hiểu các yếu tố liên quan giữa đặc điểm chung, kiến thức, thực hành và các yếu tố truyền thông về việc phòng ngừa lây nhiễm lao phổi trong cộng đồng của bệnh nhân lao phổi tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2014.


Chương 1

HỒI CỨU Y VĂN

1.1. Khái quát về bệnh lao

1.1.1. Lịch sử bệnh lao

          Theo y văn cổ nhất tìm thấy ở Ấn Độ, bệnh lao xuất hiện khoảng 700 năm trước Công Nguyên. Thời kỳ này, bệnh lao được hiểu lầm với một số bệnh khác, người ta xem bệnh lao là một bệnh không thể chữa được, bệnh do di truyền. Vào khoảng năm 380 trước Công Nguyên, Hipocrates mô tả rất tỉ mỉ về bệnh mà ông gọi là “phtisis” có nghĩa là tan ra hay huỷ hoại, Aristotle ghi nhận rằng những người gần gũi với bệnh nhân bị “phtisis”có chiều hướng phát bệnh này do hít phải một vài “chất gây bệnh” mà người bệnh thở ra [10], [31], [32].
          Đến thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên, Galen người Hilạp, bác sĩ thực hành và viết sách ở La Mã đã phác họa ra nguyên tắc điều trị mà nó vẫn giữ nguyên cả nghìn năm sau đó là nghỉ ngơi, giảm ho, băng ngực, thuốc cầm máu (xúc miệng bằng axitbannic pha với mật ong), thuốc phiện cho cơn ho nặng và đặc biệt là chú trọng đến dinh dưỡng [10], [19].
          Đến thế kỷ thứ IX, Laennec (1819) và Sokolski (1838) đã mô tả khá chính xác các tổn thương chủ yếu của bệnh lao, năm 1865 Villemin làm thực nghiệm bằng cách tiêm truyền bệnh lao lấy từ bệnh nhân lao cho súc vật và có nhận xét bệnh lao do một căn nguyên gây bệnh nằm trong các bệnh phẩm đó; năm 1982 Robert Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh là vi trùng lao hay gọi là Bacillus de Koch (viết tắt là BK), việc tìm thấy vi trùng lao đã mở ra giai đoạn vi trùng học của bệnh lao [44].
          Vào đầu thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về miễn dịch, dị ứng, phòng bệnh, phát hiện và điều trị bệnh lao đã được tiến hành, năm 1907 VonPir Quet áp dụng phản ứng da để xác định tình trạng nhiễm lao; năm 1908 Mantoux dùng phương pháp tiêm trong da để phát hiện dị ứng lao (nay gọi là phản ứng Mantoux), trong thời gian này Robert Koch (Đức) đã điều chế sử dụng OLD Tuberculine (OT) như là một thuốc điều trị lao dù cách này là không đúng. Cũng trong năm 1908, Calmette và Guerin bắt đầu nghiên cứu tìm vaccine phòng lao và 13 năm sau (1921) các tác giả đã thành công, từ đó vaccine BCG được sử dụng phòng bệnh lao trên người. Trong thời gian này việc điều trị vẫn còn khó khăn, người ta sử dụng những phương pháp gián tiếp như dinh dưỡng, bơm hơi màng phổi, màng bụng hoặc dùng phẫu thuật gây xẹp thành ngực hay cắt bỏ tổn thương. Trong khoảng 2 thập niên 1920 và 1930 khoa Vi sinh học ra đời cho phép phát minh ra loại thuốc chống lao cho con người, năm 1944 Waksman đã tìm ra streptomycin, thuốc kháng sinh đầu tiên điều trị bệnh lao; năm 1952, rimifon (isoniazid) được đưa vào điều trị bệnh lao; năm 1965, rifampixin thuốc chống lao mạnh nhất ra đời; năm 1978 cơ chế tác dụng và vị trí tác dụng của thuốc pyrazina được đánh giá là một thuốc đặc hiệu có tác dụng diệt khuẩn, tác dụng với cả vi trùng lao trong tế bào và ngoài tế bào [44].

1.1.2. Tình hình bệnh lao phổi trên thế giới

          Theo WHO tình hình dịch tễ bệnh lao trên toàn cầu đã có dấu hiệu suy giảm, tuy nhiên bệnh lao vẫn là vấn đề y tế cộng đồng của toàn cầu. Những nguyên nhân khách quan như tỷ lệ người nhiễm HIV tăng kéo theo tỷ lệ bệnh lao đồng nhiễm HIV tăng hoặc ảnh hưởng của lao đa kháng thuốc …, bệnh lao còn rất phổ biến ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh, năm 1993 WHO đã báo động tới chính phủ các nước trên toàn cầu về nguy cơ quay trở lại của bệnh lao và sự gia tăng của nó [12], [15], khoảng 1/3 dân số thế giới (gần 2,2 tỷ người) đã nhiễm lao, theo báo cáo năm 2007 của WHO, ước tính năm 2006 có khoảng 9,2 triệu bệnh nhân lao mới xuất hiện trong năm tương đương tỷ lệ 139/100.000 dân, 14,4 triệu bệnh nhân lao cũ và mới hiện hành, 4,1 triệu người bệnh lao phổi AFB(+) (tương đương 62/100.000 dân) bao gồm 0,7 triệu trường hợp HIV(+), 1,7 triệu người chết do lao, trong đó 0,2 triệu người nhiễm HIV, 98% số người chết ở các nước đang phát triển, 0,5 triệu trường hợp mắc lao kháng đa thuốc [9], [14], [15], [20], [47].
          Hiện nay trên thế giới có khoảng 1/3 dân số (2,2 tỉ người) đã nhiễm lao và con số đó sẽ tăng 1% hàng năm (tương đương khoảng 65 triệu người), theo số liệu công bố của WHO (2004) ước tính trong năm 2003 có trên khoảng 9 triệu người mắc lao mới và 2 triệu người chết do lao, tỷ lệ tử vong do bệnh lao chiếm 25% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân [23]; khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở tuổi lao động, trong đó có khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao; hơn 33% số bệnh nhân lao toàn cầu tập trung tại khu vực Đông-Nam Á [9], [13], [16], [17], [21], [22], [34], [46].
          Năm 1991, khi nghị quyết của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) đã ghi nhận bệnh lao như một vấn đề y tế - sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng mang tính toàn cầu thì hai mục tiêu chính trong việc kiểm soát bệnh lao đã được xây dựng phát hiện được hơn 70% số trường hợp lao phổi mới có vi khuẩn lao trong đờm bằng soi kính hiển vi trực tiếp; điều trị khỏi được hơn 85% số trường hợp được đăng ký điều trị. Để đạt được mục tiêu này năm 1994 WHO đưa ra “chiến lược điều trị có kiểm soát trực tiếp” được khuyến cáo trên toàn thế giới (DOTS-Directly Observed Treatment Short Couse) [10], [34].
          Mức độ nghiêm trọng của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con người của các quốc gia. Các nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy, mỗi bệnh nhân lao trung bình sẽ mất 3-4 tháng lao động, làm giảm 20-30% thu nhập bình quân của gia đình. Những gia đình có người chết sớm vì bệnh lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập. Bệnh lao đã tác động mạnh tới 70% đối tượng lao động chính của xã hội, làm lực lượng sản xuất bị giảm sút, năng suất lao động giảm; Diễn đàn các đối tác chống lao lần thứ nhất diễn ra năm 2001 tại trụ sở của Ngân hàng thế giới ở Washington D.C với sự có mặt của đại diện cấp bộ trưởng từ các quốc gia có tình hình bệnh lao nặng nề đã nhận định, bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu làm nghèo đói dai dẳng và là trở ngại đối với sự phát triển kinh tế xã hội [2], [7], [8], [9].

1.1.3. Tình hình bệnh lao phổi tại Việt Nam

          Theo báo cáo WHO năm 2008, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 quốc gia có tỷ lệ lao cao trên thế giới [9], [10], trong khu vực Tây Thái Bình Dương, đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, đồng thời đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philipines về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm; Theo số liệu điều tra được tiến hành trong thời gian 1986-1995 tại 5 tỉnh và thành phố ở cả 3 miền thì chỉ số nguy cơ nhiễm lao hàng năm được ước tính trong cả nước là 1,5% (các tỉnh phía Bắc là 1,2% và ở các tỉnh phía Nam là 2,2%). Như vậy với dân số 86,2 triệu dân (2006) thì hàng năm Việt Nam có khoảng 173/100.000 người mới mắc lao các thể, số bệnh nhân lao phổi có vi trùng trong đàm AFB(+) mới là 77/100.000 dân. Tử vong do lao khá cao 23/100.000 dân [9], [10].
Mặc dù nhận được đầu tư của Chính phủ, Bộ Y tế, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế chống lao nhưng bệnh lao vẫn là gánh nặng sức khỏe của cộng đồng. Mỗi năm, Việt Nam có tới hơn 180.000 người mắc mới lao và 20.000 người chết do bệnh lao, cao gấp 2 lần tai nạn giao thông. Số người được phát hiện lao và chữa khỏi chỉ chiếm gần 60% số người mới mắc bệnh. Đặc biệt, bệnh lao đang có chiều trẻ hóa khi số người mắc lao ở độ tuổi thanh thiếu niên chiếm gần 2% trong tổng số người mắc lao [35], [39]
Hiện nay bệnh lao không còn được coi là một trong tứ chứng nan y nữa mà hoàn toàn có thể chữa trị được. Hàng năm, Việt Nam đã điều trị, chữa khỏi cho khoảng 90.000 bệnh nhân lao. Mặc dù vậy, bệnh lao khi đã được chữa khỏi vẫn có thể mắc trở lại; người chữa khỏi bệnh lao có thể tái mắc bệnh thông qua việc lây nhiễm bệnh lại từ người khác vì không có miễn dịch chống lao vĩnh viễn hoặc vi khuẩn lao còn sót lại trong người bệnh [35], [39]. Trong khi đó, bệnh lao lây lan rất nhanh trong cộng đồng, hơn tất cả các bệnh khác vì đây là bệnh lây qua đường hô hấp; một người bị lao sẽ lây cho 10-15 người khác trong một năm. Ngoài ra, hiện nay ở nước ta tình trạng bệnh lao đa kháng thuốc và bệnh lao ở người nhiễm HIV cũng diễn biến phức tạp, ở mức cao; số bệnh nhân chưa được phát hiện còn quá lớn, là nguồn lây nhiễm theo cấp số nhân ra cộng đồng. Trong khi đó, sự kỳ thị, định kiến vì bệnh lao của người dân còn lớn, khiến cho người mắc lao giấu bệnh, tự chạy chữa khiến  bệnh càng nặng và nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao [35], [39]
 Việt Nam đã 09 năm liên tục đạt mục tiêu của WHO về phát hiện và điều trị, tuy nhiên tình hình dịch tễ bệnh lao ở nước ta vẫn ở mức cao và đặc biệt là sự gia tăng bệnh lao ở lứa tuổi trẻ, nam thanh thiếu niên 15 – 24 tuổi [7]. Cùng với đại dịch HIV lan truyền rất nhanh tại Việt Nam, đây là một nguy cơ rất lớn đe dọa chương trình chống lao trong giai đoạn tới. Đồng nhiễm HIV và lao không chỉ làm tăng số bệnh nhân lao (ước tính toàn cầu tăng gần 30% lao do có HIV) mà còn làm giảm hiệu quả điều trị và làm tăng rất nhanh tỷ lệ tử vong do lao. Có thể số lượng lao phổi AFB(+) mới được phát hiện còn rất cao và đây chính là nguồn lây lan trong cộng đồng, bệnh lao tại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề sức khỏe trầm trọng. Vì vậy, chúng ta cần phát hiện nhiều và phát hiện sớm các trường hợp mắc lao, đặc biệt là lao phổi AFB(+) [12], [14], [20], [28], [30].
 Nam. Bên cạnh đó, còn nhiều thách thức chủ quan như: thiếu hụt về nhân lực; thiếu sự phối hợp y tế công-tư và cơ chế điều phối, Luật khai báo các ca bệnh theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm chưa được thực hiện nghiêm túc... Để hoạt động phòng chống lao hiệu quả hơn, thời gian tới, chương trình Chống lao quốc gia tiếp tục tăng cường phát hiện sớm và nhiều nhất tất cả các thể lao; duy trì tỷ lệ điều trị khỏi cao; phấn đấu đến năm 2015, Việt Nam giảm 50% số bệnh nhân hiện mắc so với ước tính năm 2000, khống chế tỷ lệ bệnh nhân lao kháng đa thuốc bằng mức năm 2010 và thanh toán bệnh lao ở Việt Nam vào năm 2030 [27], [39].

1.1.4. Tình hình bệnh lao tỉnh Cà Mau và ở huyện Cái Nước

Thời gian qua, công tác phòng, chống bệnh lao tại tỉnh Cà Mau nói chung và ở huyện Cái Nước được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và được sự hỗ trợ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia. Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe được duy trì thường xuyên và triển khai với nhiều hình thức khác nhau nên hiểu biết của người dân về bệnh lao đã có nhiều chuyển biến. Số người nghi ngờ mắc lao chủ động đến các cơ sở để khám và làm xét nghiệm ngày càng tăng; hoạt động chương trình chống lao quốc gia ở tỉnh Cà Mau tiếp tục duy trì, phát huy những thành tựu đã đạt được của giai đoạn trước.  Đồng thời, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt mục tiêu của chương trình đề ra là vào năm 2015 giảm 50% số người mắc lao so với năm 2000, khống chế tình hình dịch tễ bệnh lao, duy trì mở rộng chương trình hoá trị liệu ngắn ngày với quản lý điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS), đối phó với vấn đề lao - HIV và vấn đề kháng thuốc lao ngày một gia tăng [40].
Chương trình mục tiêu phòng, chống lao được triển khai với 100% dân số được bảo vệ bởi DOTS và việc điều trị có kiểm soát bệnh nhân lao được thực hiện tại tuyến y tế cơ sở. Công tác phòng, chống lao cho vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn được tăng cường [40].
Tuy nhiên, những năm qua công tác phát hiện nguồn lây vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi nhiều lý do khác nhau như: sự hiểu biết của người dân về bệnh lao và cách phòng tránh còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị với bệnh nhân lao, dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh. Mặt khác, đa số bệnh nhân lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông nên chưa có ý thức chống lây lan cho cộng đồng. Bên cạnh đó, tổ chống lao tuyến huyện, thị xã, thành phố trình độ chuyên môn không đồng đều nên công tác phòng, chống lao còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa. Nguồn nhân lực của tuyến huyện, xã còn thiếu, thường xuyên thay đổi và kiêm nhiệm nhiều công việc; sự phối hợp giữa bệnh viện đa khoa khu cực và trung tâm y tế chưa tốt, chất lượng xét nghiệm chưa đạt yêu cầu; kinh phí cho hoạt động của chương trình phòng chống lao còn hạn chế; ap lực công việc nặng nề, thời gian điều trị dài...
Việc triển khai các hoạt động chống lao đặc biệt tại tuyến tỉnh và huyện gặp nhiều khó khăn do thiếu cán bộ, hầu hết cán bộ tại tuyến y tế cơ sở (huyện, xã) phải làm việc kiêm nhiệm. Tình trạng thiếu hụt cán bộ cả về số lượng và chất lượng vẫn còn xảy ra; việc luân chuyển, thay đổi cán bộ, đưa đi đào tạo cũng đang là vấn đề cấp bách tại các địa phương, hiện tượng cán bộ xin chuyển vị trí công tác sau khi được đào tạo xảy ra tương đối phổ biến nên nhiều cán bộ mới, chưa có kinh nghiệm, thậm chí chưa được đào tạo chuyên khoa phải nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động DAPCL. Mặt khác, ý thức phòng bệnh của người dân, cũng như những bệnh nhân đang điều trị lao trong cộng đồng chưa cao
Một số điểm khó khăn trong công tác phòng, chống lao nữa là công tác này chưa được xã hội hóa cao, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế, người mắc lao còn chịu nhiều định kiến và mặc cảm của xã hội, thời gian điều trị dài nên gây trở ngại cho bệnh nhân.
Để hoạt động phòng, chống lao ở cơ sở phát huy hiệu quả, điều quan trọng nhất là cần thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh lao để bản thân họ chủ động hơn trong việc phát hiện, phòng, chống bệnh cho chính mình và mọi người trong cộng đồng. Đây không chỉ là trách nhiệm của cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống lao mà cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và bản thân mỗi người dân, người bệnh. Làm được như vậy mới mong khống chế, đẩy lùi, tiến tới thanh toán bệnh lao theo mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương
Bảng 1.1. Tình hình bệnh lao tại huyện Cái Nước trong 3 năm [41], [42], [43].
Năm
Thu dung chung
AFB (+) chung
AFB (+) mới
AFB (+) tái phát
Ghi chú
2010
166
125
110
15
Đang quản lý và điều trị tại TTYT là 130 ca
2011
170
118
104
14
2012
188
128
112
16
Tổng cộng
524
371
226
45

1.2. Phòng ngừa lây nhiễm lao cho cộng đồng

Mục tiêu cơ bản của CTCLQG là giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và tỷ lệ nhiễm lao, giảm tối đa nguy cơ phát sinh tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao; Chương trình chống lao Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu toàn cầu do WHO đề ra là phát hiện >70% số bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới hàng năm và điều trị khỏi >85% số bệnh nhân lao phổi AFB(+) đã phát hiện đuợc bằng hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát [1]. Để làm được việc này, bên cạnh áp dụng chiến lược DOTS có hiệu quả, những người mắc lao cần phải được phát hiện sớm và thu dung điều trị kịp thời, đồng thời tăng cường công tác giáo dục kiến thức bệnh lao trong toàn dân, từng bước xã hội hóa công tác chống lao, những bệnh nhân mắc lao sẽ là một mắt xích quan trọng trong công tác phòng ngừa lao cho cộng đồng nếu họ có hiểu biết, thái độ và thực hành lao đúng.

1.2.1. Kiến thức về phòng ngừa lây nhiễm lao

          Quan niệm bệnh lao là bệnh di truyền, bệnh nan y không chữa khỏi cũng khá phổ biến. Bởi vậy, công tác giáo dục sức khoẻ về bệnh lao là hết sức cần thiết, cần phải phổ biến rộng rải trong cộng đồng cho toàn dân hiểu để họ thực hành đúng, Chương trình chống lao Quốc gia đã ưu tiên triển khai các hoạt động truyền thông về bệnh lao trên nhiều kênh thông tin khác nhau, tuy vậy ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nhận thức về bệnh lao vẫn chưa tốt, cho nên kết quả thực hiện chương trình chống lao vẫn còn thấp, tỷ lệ khỏi bệnh chỉ đạt 70% trong khi tỷ lệ khỏi chung của cả nước là 89% [39].
Để có thể phòng ngừa lây nhiễm lao cần có hiểu biết về nguyên nhân, nguồn lây, đường xâm nhập, các triệu chứng của bệnh lao, qui trình phát hiện và chẩn đoán và cả việc tuân thủ điều lao phổi
          Nguyên nhân gây bệnh lao là do vi trùng lao người (Mycobacterium Tuberculosis hominis) gây nên. Vi khuẩn lao được chia làm 2 nhóm: Nhóm điển hình (Typical Mycobacteria) và nhóm không điển hình (Atypical Mycobacteria), người ta còn phân lập được một số vi trùng lao khác như: vi trùng lao bò, các vi trùng không điển hình cũng là nguyên nhân gây bệnh nhưng ít gặp [44], [45].
          Vi trùng lao có tên khoa học là Mycobacterium Tuberculosis do Robert Koch tìm ra và công bố vào ngày 24/3/1882. Để nhớ đến ông, người ta còn gọi vi trùng lao là vi trùng Koch (Bacillies de Koch, viết tắc là BK); vi trùng lao có hình gậy, thân mảnh, dài khoảng 3-5µ, rộng 0,3-0,5µ [26], [44], [45].
          Trong điều kiện tự nhiên, vi trùng có thể tồn tại vài ngày, thậm chí 3-4 tháng nếu gặp điều kiện thuận lợi, trong phòng thí nghiệm, có thể bảo quản vi khuẩn lao trong nhiều năm, đờm của bệnh nhân lao ở trong phòng tối ẩm, sau 3 tháng vi trùng vẫn tồn tại và giữ được độc lực. Tuy nhiên, chúng chịu nhiệt độ kém ở 42oC vi trùng đã ngừng phát triển và chết ở 80oC sau 10 phút, đối với cồn 90oC vi trùng tồn tại được 3 phút và bị tiêu diệt sau 1 phút với axit phenic 5% [58],[60]. Trong phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen, trực khuẩn lao bắt màu hồng đỏ trên nền xanh (nếu dùng dung dịch nền là Xanh Methylen) [6],[4], đứng đơn độc hay hợp thành từng đám nhỏ, các trực khuẩn lao non không có tính kháng cồn axit [3].
          Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn hiếu khí, trong môi trường phát triển của nó cần có đủ oxy. Do đó BK thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn phát triển nhiều nhất trong các hang lao có thông nối với phế quản.
          Trong điều kiện bình thường, vi khuẩn sinh sản chậm (20-24 giờ/lần), khi gặp điều kiện không thuận lợi chúng có thể sinh sản chậm hơn, thậm chí “nằm vùng”, tồn tại lâu trong tổn thương. Khi có điều kiện, thì tái sinh sản trở lại. Để vi trùng phát triển thuận lợi cần đòi hỏi môi trường có nhiều chất dinh dưỡng và oxy. Vi trùng lao có cấu trúc rất phức tạp, có nhiều đại phân tử protides, glucoses và lipides. Axit mycolic là một thành phần cấu tạo nên thành vi trùng [26], [37], [44], [45].
          Đường lây bệnh chủ yếu là đường hô hấp, người bị lây do hít phải các hạt nước bọt nhỏ li ti có chứa vi trùng lao của người bị lao phổi ho, khạc ra; người ta còn tìm thấy đường lây qua da, niêm mạc, đường tiêu hóa nhưng ít gặp [44],[45].
- Các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ lao
+ Ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, đây là dấu hiệu nghi lao quan trọng nhất, có thể ho ra máu;
+ Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi;
+ Sốt nhẹ về chiều;
+ Đau ngực, đôi khi khó thở.
- Cận lâm sàng: khi có dấu hiệu nghi lao, đặc biệt là ho khạc đờm trên 2 tuần, cần đến các cơ sở y tế để khám, phát hiện bệnh
+ Soi tươi hoặc nuôi cấy tìm vi khuẩn trong đờm;
+ X quang: dùng để hỗ trợ chẩn đoán;
+ Một số xét nghiệm chẩn đoán khác như: phản ứng tuberculine (IDR), TB-DNA, PCR (phản ứng chuỗi polymesaze), MB/BacT (nuôi cấy trên môi trường hệ thống MB/BacT).

* Điều trị lao phổi

- Thuốc kháng lao: Chương trình chống lao Việt Nam quy định 5 loại thuốc kháng lao thiết yếu là: Streptomycine (S), Isoniazide (H), Rifamycine (R), Pyrazinamide (Z) và Ethambutol (E).
- Phác đồ điều trị lao [9], [31]
+ Phác đồ 1: 2SHRZ/6HE, dùng cho lao phổi AFB(+) mới, AFB(-) và LNP.
+ Phác đồ 2: 2SHRZE/5H3R3E3, dùng trong trường hợp tái trị, lao thể nặng.
+ Phác đồ lao trẻ em: 2HRZ/4HR.
* Đánh giá kết quả điều trị
- Đối với lao phổi AFB (+):
+ Khỏi: người bệnh điều trị đủ thời gian và có kết quả xét nghiệm đờm âm tính ít nhất 02 lần kể từ tháng điều trị thứ 5 trở đi.
+ Hoàn thành điều trị: người bệnh điều trị đủ thời gian, nhưng không xét nghiệm đờm hoặc chỉ có xét nghiệm đờm 01 lần từ tháng 5, kết quả âm tính.
+ Thất bại: người bệnh xét nghiệm đờm còn AFB(+) hoặc AFB(+) trở lại từ tháng 5 trở đi.
+ Chuyển: người bệnh được chuyển đi nơi khác điều trị nhưng có phiếu phản hồi, nếu không có phiếu phản hồi coi như người bệnh bỏ trị.
+ Chết: người bệnh chết vì bất cứ căn nguyên gì trong quá trình điều trị lao.
+ Không đánh giá: những người bệnh đã đăng ký điều trị lao, nhưng vì lí do nào đó không tiếp tục điều trị cho đến khi kết thúc phác đồ điều trị
- Đối với lao phổi AFB(-): Chỉ đánh giá là hoàn thành điều trị khi điều trị hết phác đồ.
- Phát hiện: Bệnh lao được phát hiện qua phương pháp thụ động, chủ yếu tuyên truyền, giáo dục sức khỏe dưới nhiều hình thức để bệnh nhân tự phát hiện hoặc người nhà phát hiện dấu hiệu nghi lao và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định.
- Chẩn đoán lao phổi bằng xét nghiệm đờm trực tiếp tìm vi trùng lao (phương pháp nhuộm Ziehl-Neelseen). Đây là phương pháp đơn giản rẻ tiền, có hiệu quả nhất trong chương trình chống lao và thích hợp với các nước nghèo và các nước có thu nhập thấp.
Khi bệnh nhân có các triệu chứng nghi lao đến khám, cần phải lấy 3 mẫu đờm để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao:
+ Mẫu đờm tại chỗ lần 1: khi bệnh nhân đến khám, cán bộ y tế hướng dẫn bệnh nhân khạc đờm vào cốc đựng đờm [3], [4].
+ Mẫu đờm lần thứ 2: sau khi kiểm tra chất lượng và số lượng của mẫu đờm tại chỗ lần 1, cán bộ y tế giao cho bệnh nhân cốc đờm khác và hướng dẫn cho bệnh cách khạc và lấy đờm vào buổi sáng hôm sau, ngay sau khi đánh răng, súc miệng và trước khi đến phòng khám lần 2 [3], [4].
+ Mẫu đờm lần thứ 3: sau khi bệnh nhân mang mẫu đờm buổi sáng đến phòng khám, bệnh nhân tiếp tục khạc đờm vào cốc thứ 3 dưới sự giám sát của cán bộ y tế [3], [4].
+ Các cốc đều được ghi họ tên của bệnh nhân ở thành bên.
Sử dụng X quang để chẩn đoán lao phổi: Phương pháp này, dễ dẫn tới nhầm và lãng phí. Hiện nay chương trình chủ yếu sử dụng X quang trong các trường hợp có triệu chứng nghi lao, xét nghiệm đờm nhiều lần mà AFB vẫn âm tính, các trường hợp chẩn đoán bệnh lao AFB (-) dựa trên cơ sở lâm sàng và X quang phải được hội chẩn. Ngoài ra, có thể sử dụng X quang vừa hỗ trợ cho chẩn đoán, vừa để theo dõi diễn tiến bệnh.
Một số xét nghiệm chẩn đoán khác: TB-DNA, PCR, MB/BacT …

1.2.2. Thực hành về phòng ngừa lây nhiễm lao

  Loại bỏ nguồn lây, cách ly và điều trị sớm, tích cực những người lao phổi có AFB(+).
  Phòng lao phổi trong cộng đồng: muốn phòng lao cho cộng đồng phải giảm được nguồn lây lao là người lao phổi có trực khuẩn lao, phát hiện được trong đờm bằng phương pháp soi trực tiếp. Do vậy muốn phòng lao cho cộng đồng có hiệu quả phải phát hiện được tối đa người lao phổi AFB(+) và chữa khỏi bệnh lao cho những người đang mắc bệnh.
  Phòng lao cho cá nhân: những người thường xuyên có quan hệ tiếp xúc, sống gần gũi, làm việc chung đụng với người lao phổi có tỷ lệ nhiễm lao và mắc lao cao hơn những người khác. Muốn phòng lao cho cá nhân cần tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm (người lao phổi) không tiếp xúc nếu không cần thiết, ngoài ra phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý phù hợp với sức khỏe, có điều kiện nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ về chất và số lượng, môi trường sống trong lành, sạch sẽ, nhà cửa thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, không tối tăm, ẩm thấp, chật chội; Giáo dục cho người lao phổi khạc nhổ đúng chỗ như vào bô, lọ có chất sát trùng có nắp đậy, biết cách phòng bệnh cả cho người khác, không ho gặng hướng về phía người đối diện; Quản lý và xử lý tốt đờm và các chất khạc nhổ, chất tiết, chất thải của người bệnh lao, đồ dùng chăn màn người bệnh lao được thường xuyên phơi dưới ánh sáng mặt trời... đối với trẻ em phải tiêm ngừa BCG phòng lao cho mọi trẻ sơ sinh.

* Để đảm bảo kết quả điều trị lao phổi có hiệu quả, bệnh nhân cần tuân theo các nguyên tắc

- Điều trị sớm ngay sau khi được chẩn đoán để cắt đứt nguồn lây cho cộng đồng và điều trị khỏi cho bệnh nhân.
- Phối hợp ít nhất 3 loại thuốc kháng lao.
- Dùng thuốc đúng liều, đều đặn và dùng một lần vào lúc đói.
- Điều trị đủ thời gian theo 2 giai đoạn: tấn công (02-03 tháng) và duy trì (05-06 tháng).
- Điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS) [13], [16], [17], [22], [29].

1.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành phòng lây nhiễm và điều trị bệnh nhân lao

  Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lao được tiến hành trên thế giới và trong nước, các nghiên cứu gần đây tập trung vào việc đánh giá tình hình bệnh lao phổi đặc biệt là số người nhiễm lao phổi, số người mắc lao AFB(+) và số người đồng nhiễm lao HIV, nhiều nhà điều tra tại cộng đồng đã cung cấp các số liệu khoa học cho việc mô tả tổng quan tình hình nhiễm lao trên thế giới cũng như từng khu vực và từng nước, bên cạnh việc mô tả số người nhiễm lao, các nghiên cứu còn quan tâm đến vấn đề điều trị lao mà đặc biệt là lao kháng thuốc [35], [39],
  Một số các công trình nghiên cứu về bệnh lao trên thế giới gần đây như: nghiên cứu của Nacheg về kiến thức, thái độ về bệnh lao ở người nhiễm HIV tại Nam Phi nghiên cứu của Mangasho và cộng sự về kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh lao và điều trị bệnh lao ở Tanzania [27], [39]
  Trong nước cũng có các công trình nghiên cứu được đề cập gần đây về bệnh lao như:
- Đánh giá kết quả điều trị lao phổi AFB(+) với phác đồ 2SHRZ/6HF tại tỉnh Hà Tây của Bùi Đức Dương, Nguyễn Phương Hoa [17].
- Thực trạng lao phổi AFB(+) tại Thái Nguyên 1995 – 1997 của Đinh Quang Đông và CS.
- Nghiên cứu tình hình bệnh lao và kết quả điều trị bệnh nhân lao mới tại tỉnh Lâm Đồng năm 2003 của Nguyễn Việt Cồ, Bùi Đức Dương, Nguyễn Phương Hoa [11].
- Một số yếu tố liên quan tới nguy cơ AFB(+) sau 2 tháng điều trị ở bệnh nhân  lao phổi tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2008 của Lê Thị Luyến [33].
- Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân lao phổi AFB(+) về phòng ngừa lây nhiễm và điều trị tại huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng năm 2009 của Ông Minh Luân [32]
- Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống lao của người dân trên 40 tuổi Thị Trấn Thới Bình và xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình năm 2009 của Lâm Thuận Hiệp [24].
- Nghiên cứu kết quả quản lý và điều trị lao tại cộng đồng theo chiến lược DOTS thuộc 3 xã vùng cao, vùng xa huyện Đồng Huỷ, tỉnh Thái Nguyên của Hoàng Văn Hồng [29].
- Nghiên cứu tình hình phát hiện lao phổi AFB(+) mới và kết quả điều trị của phác đồ hoá ngắn ngày tại 6 quận nội thành, Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện DOTS trong 10 năm 1989-1998 của Đỗ Châu Giang, Hoàng Thị Quý [21].
- Tìm hiểu kiến thức về bệnh lao của các đối tượng đến khám tại phòng khám lao bệnh viện lao Thái Nguyên của Dương Bá Dũng, Hứa Đình Trọng, Nguyễn Quốc Hoàn [18].
- Nghiên cứu kiến thức, thái độ và cư xử của bệnh nhân lao mới trong việc thực hiện DOTS tại Thừa Thiên Huế của Huỳnh Bá Hiếu [25].
- Nhận xét về chẩn đoán và điều trị lao phổi tại một phòng khám đa khoa tư nhân từ năm 1999-2006 của Bùi Xuân Tám, Nguyễn Viết Nhung, Nguyễn Đào Tiến [38].
  Qua các nghiên cứu cho ta thấy tình hình nhiễm lao mới trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn cao. Đây là lời cảnh báo cho công tác y tế cộng đồng, bên cạnh đó nguy cơ lao kháng thuốc vẫn đang hiện hữu làm cho tình hình bệnh lao trở nên phức tạp hơn, rõ ràng chúng ta vẫn còn rất nhiều các công trình nghiên cứu về việc phòng ngừa lây nhiễm trong cộng đồng và sự tuân thủ điều trị để cải thiện tình hình bệnh lao hiện nay





 


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán và đang điều trị lao phổi tại huyện Cái Nước
Thời gian nghiên cứu dự kiến được tiến hành từ ngày 01/10/2013 đến ngày 31/3/2014
2.2.1. Dân số mục tiêu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán và đang điều trị lao phổi tại huyện Cái Nước năm 2014
2.2.2. Dân số chọn mẫu: Là dân số mục tiêu
2.2.3. Kỷ thuật chọn mẫu : Chọn tất cả bệnh nhân được chẩn đoán và đang điều trị lao phổi tại huyện Cái Nước năm 2014 vào mẫu nghiên cứu
2.2.4. Tiêu chí chọn mẫu 
2.2.4.1. Tiêu chí chọn vào
- Tất cả bệnh nhân đang điều trị lao phổi tại huyện Cái Nước (nếu đối tượng còn nhỏ không trả lời được các câu hỏi của đề tài đặt ra, thì sẽ phỏng vấn cha/mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trong gia đình)
- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu
2.2.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân rối loạn tâm thần, người già không còn minh mẫn, bệnh nhân bị điếc;
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp cứu;
- Bệnh nhân không đồng ý trả lời câu hỏi;
- Bệnh nhân không có hộ khẩu thường trú tại huyện Cái Nước
2.2.5. Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Nghiên cứu chúng tôi chọn tất cả bệnh nhân đang điều trị lao phổi tại Trung tâm Y tế Cái Nước năm 2014, nên đã hạn chế tối đa sai lệch chọn lựa.
2.2.6. Phương pháp chọn mẫu
- Bước 1: Lập danh sách bệnh nhân đang điều trị lao phổi tại Trung tâm Y tế Cái Nước năm 2014
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch, chọn thời gian thích hợp đi điều tra
- Bước 3: Tiến hành điều tra, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được soạn sẵn
2.3. Biến số
2.3.1. Các đặc điểm chung của đối tượng
- Tuổi: được chia thành 2 nhóm < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi.
- Giới tính: được chia thành 2 nhóm nam và nữ.
- Dân tộc: Kinh, Khme, Hoa, khác. Được chia thành 2 nhóm là dân tộc Kinh và các dân tộc khác.
- Nghề nghiệp: viên chức, công nhân, nông dân, buôn bán, nội trợ. Được phân thành 2 nhóm nông dân và khác.
- Trình độ học vấn: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, trên trung học phổ thông. Được phân chia thành 2 nhóm < THPT, ≥ THPT
- Tiếp nhận thông tin về bệnh lao: bệnh nhân có thể không được tiếp cận các thông tin về bệnh lao hoặc được tiếp cận từ tivi, đài, sách, báo, tờ bướm, nhân viên y tế, hàng xóm, bạn bè, người thân (phân chia việc tiếp nhận thông tin thành 2 nhóm có tiếp nhận và không tiếp nhận)

 


2.3.2. Kiến thức và thực hành

* Về kiến thức
- Là biến nhị giá đúng và không đúng về phòng ngừa lây nhiễm cho cộng đồng được xác định qua sự hiểu biết của bệnh nhân lao phổi bao gồm các biến như sau: nguyên nhân gây bệnh; đường lây truyền; nơi ho khạc đờm; cách xử lý đờm; cách tiếp xúc người khác; tiêm ngừa lao cho trẻ em; các triệu chứng thường gặp của bệnh lao và việc tuân thủ điều trị lao (khả năng điều trị, thời gian điều trị, cách uống thuốc, nơi cung cấp thuốc, các dấu hiệu liên quan đến điều trị)
- Kiến thức đúng là khi người bệnh biết được bệnh lao là một bệnh do vi trùng gây ra; lây truyền qua đường hô hấp khi ho, khạc hoặc hắt hơi; biết cần ho, khạc đờm vào lon, cốc lọ đem chôn hoặc đốt; biết hạn chế tiếp xúc với người khác bằng cách che miệng khi ho, ăn uống riêng; biết cần khuyên tiêm ngừa lao (BCG) cho trẻ; biết các triệu chứng thường gặp của bệnh lao là ho khạc kéo dài trên 2 tuần lễ, sốt nhẹ về chiều, sụt cân, kém ăn, đau ngực, khó thở, ho ra máu để hướng dẫn người xung quanh; biết cần hướng dẫn những người có dấu hiệu nghi ngờ đến cơ sở y tế xét nghiệm đàm; phải tuân thủ điều lao đúng phác đồ (khả năng điều trị, thời gian điều trị, cách uống thuốc, nơi cung cấp thuốc, các dấu hiệu liên quan đến điều trị)
- Thang điểm: mỗi kiến thức đúng bệnh nhân sẽ được 1 điểm, kiến thức chưa đúng được 0 điểm:
+ Kiến thức tốt: khi bệnh nhân trả lời đạt ≥ 80% tổng điểm
+ Kiến thức chưa tốt: khi bệnh nhân trả lời đạt < 80% tổng số điểm
* Về thực hành
- Là biến nhị giá đúng và không đúng về phòng ngừa lây nhiễm cho cộng đồng được xác định qua các hành động cụ thể của bệnh nhân lao phổi như: ho khạc đờm vào lon, cốc, lọ; chôn hoặc đốt đờm; hạn chế tiếp xúc với người khác; hướng dẫn người khác tự phát hiện bệnh lao, hướng dẫn người khác đi khám bệnh lao, tiêm ngừa lao cho trẻ em; các triệu chứng thường gặp của bệnh lao và việc tuân thủ điều trị lao (khả năng điều trị, thời gian điều trị, cách uống thuốc, nơi cung cấp thuốc, các dấu hiệu liên quan đến điều trị)
- Một bệnh nhân lao phổi có thực hành đúng về phòng ngừa lây nhiễm cho cộng đồng là khi người bệnh ho khạc đàm đúng nơi quy định vào lon, cốc, lọ, … xử lý đàm đúng là đem chôn hoặc đốt, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, có hướng dẫn cho người khác về cách tự phát hiện bệnh và có hướng dẫn cho người khác đi khám tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ.
- Thang điểm: mỗi thực hành đúng bệnh nhân sẽ được 1 điểm, thực hành chưa đúng 0 điểm.
+ Thực hành đúng: khi bệnh nhân đạt ≥ 80% tổng điểm.
+ Thực hành chưa đúng: khi bệnh nhân đạt < 80% tổng số điểm.
2.3.3. Nhóm biến số truyền thông: Là biến nhị giá có và không có tiếp cận các nguồn truyền thông về phòng ngừa lây nhiễm cho cộng đồng được xác định qua sự tiếp cận các nguồn thông tin về bệnh lao phổi của bệnh nhân như: tiếp cận thông tin từ nhân viên y tế; bạn bè, người thân; sách báo, tờ rơi; ti vi, đài phát thanh…

2.3.4. Các yếu tố liên quan

* Liên quan các đặc điểm chung của đối tượng
* Liên quan đến kiến thức, thực hành và các yếu tố truyền thông
* Liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao phổi
2.4. Thu thập dữ kiện
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện
Cán bộ thu thập dữ liệu đi đến từng hộ gia đình, phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân lao phổi đang điều trị tại huyện Cái Nước năm 2014
2.4.2. Công cụ thu thập dữ kiện: Bảng phỏng vấn đã được soạn sẵn
2.4.3. Người thu thập dữ kiện: 04 người
- Bs. Nguyễn Hồng Cầu                      - Bs. Tô Văn Lành
- Ys. Lê Văn Nguyện                           - NHS. Phạm Hồng Thiêm
2.5. Kiểm soát sai lệch thông tin: Tập huấn điều tra viên được tiến hành trước đó cũng phần nào giúp hạn chế được sai lệch, trong quá trình thu thập thông tin kỹ năng tiếp cận đối tượng, kỹ năng khai thác thông tin theo đúng yêu cầu của bộ câu hỏi, kỹ năng ghi chép chi tiết để tránh sai lệch thông tin.
2.6. Nghiên cứu thử: Mỗi điều tra viên phỏng vấn thử 05 đối tượng để xem xét những vấn đề cần điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Việc phỏng vấn thử sẽ giải quyết được các yêu cầu về thực hành kỹ năng phỏng vấn của các điều tra viên, thử nghiệm bộ câu hỏi tại thực địa và đưa ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh cho phù hợp
2.7. Xử lý và phân tích dữ kiện: Sau khi điều tra trực tiếp đối tượng trên, dữ liệu sẽ được làm sạch. Các phiếu điều tra không hợp lệ sẽ bị loại ra, sau đó nhập và phân tích dữ liệu bằng chương trình phần mềm SPSS 16
2.8. Vấn đề Y đức trong nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu
- Thông tin thu được từ nghiên cứu này sẽ hoàn toàn giữ bí mật
- Đối tượng nghiên cứu có quyền không trả lời những câu hỏi mà họ không thích
- Đối tượng sẽ được tư vấn về phòng lây nhiễn lao phổi cho cộng đồng miễn phí
- Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đề xuất các hoạt động can thiệp phù hợp cho nhóm bệnh nhân lao phổi tại huyện Cái Nước trong thời gian tới.
2.9. Khả năng khái quát và tính ứng dụng
Mặc dù nghiên cứu chỉ tiến hành đối tượng là bệnh nhân mắc bệnh lao phổi tại huyện Cái Nước, nhưng cũng có cơ sở để nhận định tính hiệu quả thực tế trong việc xây dựng giả thuyết về mối quan hệ nhân quả gữa các yếu tố: kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến việc phòng ngừa lây nhiễm lao phổi cho cộng đồng
 Kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ giúp cho huyện Cái Nước nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung định hướng đề ra các chương trình can thiệp hữu hiệu trong việc ngăn chặn lây lan bệnh lao phổi trong cộng đồng.
















2.10. Kế hoạch thực hiện
TT
Công việc
 01/
2013
 02/
2013
5/
2013
6/
2013
10-12/
2013
 1-4/
2014
 5-8/
2014
 9/
2014
01
Chọn đề tài








02
Viết đề cương








03
Nộp đề cương








04
Thông qua đề cương








05
Thu thập dữ kiện








06
Phân tích dữ kiện và hoàn thành đề tài








07
Báo cáo đề tài








 








 




Chương 3

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
n
Tỷ lệ (%)
Tuổi:
- 18-59
- ≥ 60


Giới
- Nam
- Nữ


Dân tộc
- Kinh
- Dân tộc khác


Nghề nghiệp
- Làm nông
- Nghề khác


Trình độ học vấn
- Dưới Trung học phổ thông
- Trung học phổ thông trở lên


3.2. Nguồn thông tin
Bảng 3.2: Nguồn tiếp nhận thông tin về bệnh lao
Đặc điểm
n
Có (%)
Không có (%)
Tivi, đài phát thanh



Sách báo, tờ bướm



Nhân viên y tế



Bạn bè, người thân





Bảng 3.3: Mức độ tiếp cận các nguồn truyền thông
Mức độ tiếp cận
n
Tỷ lệ %
   4 nguồn


   3 nguồn


   2 nguồn


1 nguồn


   Không tiếp cận


3.3. Kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan

3.3.1. Kiến thức của bệnh nhân lao phổi

Bảng 3.4: Kiến thức chung đúng của bệnh nhân lao phổi về phòng lây nhiễm lao cho cộng đồng
TT
Kiến thức của bệnh nhân
n
%
01
Nhận biết được nguyên nhân gây bệnh lao phổi


02
Nhận biết được đường lây truyền bệnh lao phổi


03
Nhận biết được những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao


04
Nhận biết được khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao


05
Nhận biết được bệnh lao hiện nay điều trị khỏi không


06
Nhận biết được điều trị bệnh lao kéo dài trong thời gian bao lâu


07
Nhận biết được cách uống thuốc điều trị lao như thế nào


08
Nhận biết được khi bệnh nhân ho khạc đàm cần nhổ vào đâu


09
Nhận biết được đàm của bệnh nhân lao cần xử lý như thế nào


10
Nhận biết khi giao tiếp của bệnh lao với những người xung quanh như thế nào


11
Nhận biết được làm thế nào người ta có thể tự bảo vệ khỏi bị bệnh lao


12
Nhận biết được khi có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh không giảm/nặng thêm cần làm gì


Bảng 3.5: Đánh giá chung về kiến thức của bệnh nhân với phòng ngừa lây nhiễm lao phổi cho cộng đồng
Kiến thức
n
Tỷ lệ (%)
Tốt


Chưa tốt


Tổng cộng


 

3.3.2. Thực hành của bệnh nhân lao phổi

Bảng 3.6: Thực hành đúng của bệnh nhân lao phổi về phòng ngừa lây nhiễm lao phổi cho cộng đồng
TT
Thực hành của bệnh nhân lao
n
Tỷ lệ (%)
01
Thực hành đúng về ho khạc đàm


02
Thực hành đúng về xử lý đàm


03
Thực hành đúng để phòng ngừa bệnh lao qua đường hô hấp với những người xung quanh


04
Thực hành đúng về việc thời gian điều trị bệnh lao


05
Thực hành đúng về uống thuốc điều trị bệnh lao


06
Thực hành đúng khi có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh không giảm/nặng thêm


 
Bảng 3.7: Đánh giá chung về thực hành với phòng ngừa lây nhiễm
Thực hành
n
Tỷ lệ (%)
Đúng


Chưa đúng


Tổng cộng


 

3.3.3. Yếu tố liên quan

Bảng 3.8: Liên quan giữa kiến thức phòng ngừa lây nhiễm với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Kiến thức
OR
(KTC95%)
χ2
p
Tốt
Chưa tốt
Tuổi
- 18-59
- ≥ 60




Giới
- Nam
- Nữ




Dân tộc
- Kinh
- Dân tộc khác




Nghề nghiệp
- Nông dân
- Nghề khác




Trình độ học vấn
- <Trung học phổ thông
- ≥Trung học phổ thông




Tiếp nhận thông tin
- Không tiếp nhận
- Có tiếp nhận




 
 
 
 
Bảng 3.9: Liên quan giữa thực hành về phòng ngừa lây nhiễm với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm
Kiến thức
OR
(KTC95%)
χ2
p
Tốt
Chưa tốt
Tuổi
- 18-59
- ≥60




Giới
- Nam
- Nữ




Dân tộc
- Kinh
- Dân tộc khác




Nghề nghiệp
- Nông dân
- Nghề khác




Trình độ học vấn
- <Trung học phổ thông
- ≥Trung học phổ thông




Tiếp nhận thông tin
- Không tiếp nhận
- Có tiếp nhận





 
 
 
 
 
 
Bảng 3.10: Liên quan giữa kiến thức với thực hành về phòng ngừa lây nhiễm
Kiến thức
Thực hành
Tổng cộng
OR
(KTC 95%)
χ2
p
Đúng
n (%)
Chưa đúng
n (%)
Tốt





Chưa tốt



Tổng cộng




Bảng 3.11: Mối liên quan giữa truyền thông với kiến thức
Nghe truyền
Kiến thức
Tổng cộng
OR
CI (KTC 95%)
P
Tốt (%)
Không tốt (%)
Nghe





Chưa nghe



Tổng cộng




Bảng 3.12: Mối liên quan giữa truyền thông với thực hành
Nghe truyền
Thực hành
Tổng cộng
OR
CI (KTC 95%)
P
Đúng (%)
Không đúng (%)
Nghe





Chưa nghe



Tổng cộng




TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2001), “Phát hiện và điều trị bệnh lao”, Nhà xuất bản Y học, Trang 5
2. Bộ Y tế (2005), “Báo cáo hoạt động chương trình chống lao Quốc gia 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm 2005”, Vũng Tàu, Trang 10
3. Bộ Y tế (2005), “Bệnh viện lao và bệnh phổi trung ương”, Tài liệu tập huấn cho cán bộ y tế tuyến huyện, Hà Nội, Trang 11
4. Bộ Y tế (2006), “Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chống lao Quốc gia tuyến xã, phường”, Hà Nội, Trang 4.
5. Bộ Y tế (2006), “Thông tin về bệnh lao và lao/HIV dành cho nhân viên y tế và tuyên truyền viên tuyến cơ sở”, Hà Nội, Trang 3.
6. Bộ Y tế (2007), “Báo cáo tổng kết chương trình chống lao Quốc gia năm 2006 và phương hướng hoạt động năm 2007”, Hà Nội, Trang 8
7. Bộ Y tế (2008), “Báo cáo tổng kết chương trình chống lao Quốc gia năm 2007 và phương hướng hoạt động năm 2008”, Hà Nội, Trang 5,6.
8. Bộ Y tế (2009), “Báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và trọng tâm hoạt động 6 tháng cuối năm 2009”, Bến Tre, Trang 4
9. Bộ Y tế (2009), “Hướng dẫn quản lý bệnh lao”, Nhà xuất bản Y học, Trang 9, 34, 35, 17.
10. Bộ Y tế (2009), “Phần II hướng dẫn thực hiện chương trình chống lao Quốc gia”, Nhà xuất bản Y học, Trang 33.
11. Nguyễn Việt Cồ, Bùi Đức Dương, Nguyễn Thiên Hương, Nguyễn Phương Hoa (2003), “Tình hình bệnh lao tại Lâm Đồng”, Nội san lao và bệnh phổi, tập 39, Trang 7.
12. Nguyễn Việt Cồ (2001), “Nội san lao và bệnh phổi tập 33”, Trang 50.
13. Nguyễn Việt Cồ (2003), “Nội san lao và bệnh phổi tập 39”, Trang 7.
14. Nguyễn Việt Cồ (2004), “Nội san lao và bệnh phổi tập 40”, Trang 27.
15. Bùi Đức Dương, Nguyễn Thiên Hương, Nguyễn Bình Hoà, Nguyễn Đình Tuấn, “Báo cáo kết quả điều trị bệnh nhân kháng thuốc trong điều tra kháng thuốc 1996”, Nội san, tập 40, Trang 112.
16. Bùi Đức Dương, Nguyễn Thiên Hương, Nguyễn Phương Hoa, “Tình hình bệnh lao tại Lâm Đồng”, Nội san, tập 39, Trang 7
17. Bùi Đức Dương, Nguyễn Phương Hoa, “Hiệu quả của hoá trị liệu ngắn ngày (2SRHZ/6HE) Trong điều trị bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới tại huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây”, Nội san, tập 39, Trang 83.
18. Dương Bá Dũng, Hứa Đình Trọng, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Thị Thảo, “Tìm hiểu kiến thức về bệnh lao của các đối tượng đến khám tại phòng khám lao bệnh viện lao Thái Nguyên”, Nội san, tập 33, Trang 74.
19. Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh (1999), “Bệnh học lao phổi, tập II”, Nhà xuất bản Đà Nẳng, Trang 5
20. Đinh Quang Đông, CS, “Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến lao phổi AFB(+) tái phát của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1995-1997”, Nội san, tập 33, Trang 109.
21. Đỗ Châu Giang, Hoàng Thị Quí, “Tình hình phát hiện lao phổi AFB(+) mới và kết quả điều trị của phác đồ hoá ngắn ngày tại 6 quận nội thành Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện DOTS trong 10 năm”, Nội san, tập 34, Trang 26.
22. Nguyễn Trường Giang, Trần Văn Sáng, Bùi Đức Dương, “Vai trò của y tế thôn bản trong điều trị lao 04 huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên”, Nội san, tập 34, Trang 5.
23. Hoàng Hà, Đoàn Khải Hoàn, “Điều tra mức độ hiểu biết về bệnh lao của người dân ở 2 xã, phường thuộc tỉnh Thái Nguyên”, Nội san, tập 34, Trang68.
24. Lâm Thuận Hiệp (2009), “Khảo sát kiến thức, thái độ thực hành phòng chống lao của người dân trên 40 tuổi, tại Thị trấn Thới Bình và xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình”, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học Y dược Tp. Cần Thơ.
25. Huỳnh Bá Hiếu, CS, “Kiến thức thái độ và cơ sở của bệnh nhân lao mới trong việc thực hiện DOTS tại Thừa Thiên Huế”, Nội san, tập 34, Trang 87.
26. Huỳnh Bá Hiếu, Tống Châu Mẫn, “Tầm quan trọng của việc xét nghiệm 3 mẫu đờm trong chẩn đoán bệnh lao tại tuyến huyện”, Nội san, tập 34, Trang134.
27. Hồ Văn Hiền, Bệnh lao và những yếu tố liên quan, www.who.int/bulletin/volumes, ngày 10/4/2012
28. Phạm Văn Hoàng, Tô Kiều Dung, Bùi Đức Dương, “So sánh kết quả điều trị giai đoạn tấn công bằng RSHZ cho bệnh nhân lao phổi mới AFB(+)ở hai nhóm nội trú và ngoại trú”, Nội san, tập 33, Trang 29.
29. Hoàng Văn Hồng, “Kết quả quản lý và điều trị lao tại cộng đồng theo chiến lượng DOTS. Thuộc 3 xã vùng cao, vùng xa huyện Đồng Huỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Nội san, tập 34, Trang 45.
30. Hoàng Văn Hồng, Mai Thị Diệu, “Nhận xét kết quả điều trị công thức N1 2RHEZ/6HE tại bệnh viện lao Thái Nguyên năm 1996-1999”, Nội san, tập 33, Trang 80.
31. Trương Hồng Lĩnh, Trần Thanh Sử, Phạm Ngọc Lan, Đặng Quang Thạch, “Đánh giá hiệu quả của phác đồ 2SHRZ, 6HE có kiểm soát DOTS trên bệnh nhân lao phổi mới AFB(+)ở Hà Tỉnh từ năm 1996-1999”, Nội san, tập 34, Trang 83.
32. Ông Minh Luân (2009), “Nghiên cứu, kiến thức, thái độ thực hành của bệnh nhân lao phổi về phòng ngừa lây nhiễm và điều trị tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng năm 2009”, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học Y dược Tp. Cần Thơ.
33. Lê Thị Luyến, “Nghiên cứu một số yếu tố liên quan tới nguy cơ AFB(+) sau hai tháng điều trị ở bệnh nhân lao phổi”, Tạp chí thông tin Y dược, số chuyên đề lao và bệnh phổi, Trang 195.
34. Trần Thị Thanh Nhân, Huỳnh Bé Hiếu, CS, “Đánh giá tình hình thực hiện DOTS trong chương trình chống lao ở Thừa Thiên Huế (1995-2004)”, Tạp chí thông tin Y dược, số chuyên đề lao và bệnh phổi, Trang 136.
35. Nguyễn Minh Mẫn, Bệnh lao và những điều cần biết, www.ykhoa.net.com, ngày 05/10/2011
36. Đậm Minh Quang, Đổi mới phương thức hành động để tiến tới thanh toán lao ở Việt Nam, www.ykhoa.net.com, ngày 20/11/2012
37. Đinh Ngọc Sỹ (2005), “Tình hình bệnh lao/HIV”, Tài liệu tập huấn cán bộ chương trình lao tuyến huyện.
38. Bùi Xuân Tám, Nguyễn Viết Nhung, Nguyễn Đào Tiến, “Nhận xét về chẩn đoán và điều trị lao phổi tại một phòng khám đa khoa tư nhân từ năm 1999-2006”, Tạp chí thông tin Y dược, số chuyên đề lao và bệnh phổi, Trang240.
39. Phạm Xuân Trung, Tình hình bệnh lao trên thế giới, www.ykhoa.net.com, ngày 03/12/2011
40. Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, Tài liệu Hội nghị 01/2013
41. 40. Trung tâm Y tế Cái Nước (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2010, Tài liệu Hội nghị 01/2011
42. Trung tâm Y tế Cái Nước (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011, Tài liệu Hội nghị 01/2012
43. Trung tâm Y tế Cái Nước (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, Tài liệu Hội nghị 01/2013
44. Viện lao và bệnh phổi (1999), “Bài giảng bệnh lao và phổi”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Trang 5, 47, 28.
45. Viện lao và bệnh phổi (1999), “Bài giảng bệnh lao và bệnh phổi”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Trang 9,5.
46. Nguyễn Thị Vũ, CS, “Đánh giá công tác phát hiện và quản lý điều trị bệnh nhân lao phổi AFB(+) tại tỉnh Yên Bái trong 5 năm 1996-2000”, Nội san, tập 34, Trang 42.
47. Nguyễn Thị Bích Yến, Lư Văn Minh, Trần Ngọc Bửu, Nguyễn Ngọc Loan, Hoàng Thị Quy, “Thiết lập hệ thống tư vấn, phát hiện và quản lý điều trị bệnh nhân lao-HIV tại Tp. Hồ Chí Minh”, Tạp chí thông tin Y dược, số chuyên đề lao và bệnh phổi, Trang 208.

 BẢNG PHỎNG VẤN BỆNH NHÂN LAO PHỔI
  

 
Về phòng lây nhiễm lao phổi trong cộng đồng
 



TT
CÂU HỎI
GỢI Ý TRẢ LỜI
(Khoanh tròn vào câu đồng ý trong cột trả lời)
TRẢ LỜI
THÔNG TIN CÁ NHÂN (câu hỏi 1 lựa chọn)
Địa chỉ phỏng vấn
.....................................................................
C1
Họ và tên người được phỏng vấn
.....................................................................
C2
Năm sinh người được phỏng vấn

C3
Nơi ở
a) Thị trấn
b) Xã
1
2
C4
Giới
a) Nam
b) Nữ
1
2
C5
Tuổi
a) 18 - 29
b) 30 - 49
c) 50 - 59
d) ≥ 60
1
2
3
4
C6
Dân tộc
a) Kinh
b) Khemr
c) Hoa
d) Khác
1
2
3
4
C7
Trình độ học vấn
a) Tiểu học
b) Trung học cơ sở
c) Trung học phổ thông
d) Đại học, Trung học, Cao đẳng
1
2
3
4
C8
Nghề nghiệp

a) Nông dân
b) Công nhân
c) Viên chức
d) Nội trợ
đ) Buôn bán
1
2
3
4
5
C9
Kinh tế gia đình
a) Nghèo (có sổ hộ nghèo UBND xã cấp)
b) Không nghèo (không có sổ hộ nghèo UBND xã cấp)
1

2
THÔNG TIN VỀ KIẾN THỨC (câu hỏi 1 lựa chọn)
C10
Theo anh (chị) nguyên nhân gây bệnh lao là gì ?
a) Không biết
b) Do di truyền
c) Do vi trùng lao
d) Do lao động nặng nhọc
đ) Khác
1
2
3
4
5
C11
Theo anh (chị) đường lây truyền bệnh lao là gì ?
a) Không biết
b) Đường hô hấp
c) Đường ăn uống
d) Đường tiếp xúc da
đ) Đường khác
1
2
3
4
5
C12
Theo anh (chị) cần ho khạc đàm vào đâu ?
a) Vào lon, cốc, lọ… có nắp đậy
b) Vào các chổ để rác trong nhà
c) Vào các bụi cây quanh nhà
d) Tự nhiên bất cứ chổ nào
1
2
3
4
C13
Theo anh (chị) đàm của bệnh nhân lao cần xử lý như thế nào ?
a) Không biết
b) Không cần xử lý
c) Đổ chung với rác ra xung quanh
d) Chôn hoặc đốt
1
2
3
4
C14
Theo anh (chị) việc giao tiếp của bệnh lao với những người xung quanh như thế nào?
a) Không biết
b) Giao tiếp tự nhiên bình thường
c) Nên hạn chế giao tiếp như che miệng, khẩu trang, ăn riêng
d) Không giao tiếp
1
2
3

4
C15
Làm thế nào người ta có thể tự bảo vệ khỏi bị bệnh lao ?
a) Không biết
b) Không có cách nào
c) Tiêm ngừa BCG cho trẻ
d) Ăn kiêng
đ) Hạn chế lao động
1
2
3
4
5
C16
Theo anh (chị) những dấu hiệu nào là biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh lao ?
a) Không biết
b) Ho khạc kéo dài trên 2-3 tuần
c) Sốt nhẹ về chiều, sụt cân, kém ăn
d) Ho ra máu, đau ngực, khó thở
đ) Câu b, c, d đều đúng
1
2
3
4
5
C17
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao anh (chị) cần làm gì ?
a) Không biết
b) Không cần làm gì
c) Đi khám tại các cơ sở y tế
d) Tự mua thuốc tại nhà
1
2
3
4
C18
Theo anh (chị) bệnh lao có thể điều trị khỏi không ?
a) Khỏi
b) Không
1
2
C19
Theo anh (chị) điều trị bệnh lao kéo dài trong thời gian bao lâu?
a) Không biết
b) 1 tuần
c) 1 tháng
d) 6 tháng
đ) 8 tháng
1
2
3
4
5
C20
Theo anh (chị) cách uống thuốc điều trị lao như thế nào ?
a) Không biết
b) Uống 1 lần vào buổi sáng
c) Uống nhiều lần trong ngày
d) Uống cách nhật
1
2
3
4

Khi có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh không giảm/nặng thêm cần làm gì ?
a) Không biết
b) Không cần làm gì
c) Thông báo ngay cho nhân viên y tế
1
2
3
THÔNG TIN VỀ THỰC HÀNH (câu hỏi 1 lựa chọn)
C21
Để phòng ngừa bệnh lao anh (chị) ho khạc đàm vào đâu ?
a) Vào lon, cốc, lọ… có nắp đậy
b) Vào các chổ để rác trong nhà
c) Vào các bụi cây quanh nhà
d) Tự nhiên bất cứ chỗ nào
1
2
3
4
C22
Để phòng ngừa cho mình và cho người khác anh (chị) xử lý đàm như thế nào sau khi ho khạc ?
a) Không cần xử lý
b) Đổ chung với rác ra xung quanh
c) Chôn hoặc đốt
d) Khác
1
2
3
4
C23
Phòng ngừa bệnh lao qua đường hô hấp anh (chị) tiếp xúc với những người xung quanh như thế nào ?
a) Giao tiếp tự nhiên bình thường
b) Nên hạn chế giao tiếp như che miệng, khẩu trang, ăn riêng
c) Không giao tiếp
1
2

3
C24
Anh (chị) có bao giờ hướng dẫn người khác về cách tự phát hiện bệnh lao chưa ?
a) Có
b) Chưa
1
2
C25
Anh (chị) có bao giờ hướng dẫn người khác đi khám tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ lao chưa ?
a) Có
b) Chưa
1
2
C26
Anh (chị) chấp nhận điều trị bệnh lao kéo dài trong thời gian bao lâu?
a) Không biết
b) 1 tuần
c) 1 tháng
d) 8 tháng
d) Khác
1
2
3
4
5
C27
Anh (chị) có uống thuốc điều trị bệnh lao liên tục không ?
a)
b) Không
1
2
C28
Anh (chị) uống thuốc điều trị bệnh lao như thế nào ?
a) Uống 1 lần vào buổi sáng, lúc đói
b) Uống nhiều lần trong ngày
c) Uống cách nhật
d) Khác
1
2
3
4
C29
Theo anh (chị) nên uống thuốc lao do ai cung cấp ?
a) Trạm y tế
b) Nhà thuốc
c) Phòng khám tư
1
2
3
C30
Anh (chị) có cung cấp đầy đủ các dấu hiệu xảy ra trong thời gian điều trị cho nhân viên y tế không ?
a) Có
b) Không
1
2
C31
Khi có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh không giảm/nặng thêm cần làm gì ?
a) Không biết
b) Không cần làm gì
c) Thông báo ngay cho nhân viên y tế

THÔNG TIN VỀ TRUYỀN THÔNG
C32
Bạn có nghe ai nói về bệnh lao phổi và cách phòng chống không?
(câu hỏi 1 lựa chọn)
a) Có
b) Không
1
2
C33
Bạn nghe từ đâu về bệnh lao phổi và cách phòng chống ?
(câu hỏi được chọn nhiều lựa chọn)
a) Đoàn thể, bạn bè, người thân
b) Sách, báo, tivi, truyền thanh…
c) Cán bộ y tế
1
2
3
                                                                   Cái Nước, ngày….tháng….năm 20….
                                                                Người điều tra
                                                               ( Ký và ghi rõ họ tên )




  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét